Dạy Học Online Hub

Làm sao để tạo các khóa học online

Contents:

Tại sao bạn nên tạo các khóa học online?

Trước khi thực sự tạo các khóa học online, bạn cần biết rõ lý do và tầm quan trọng của nó. Từ đó có đủ động lực để duy trì và phát triển các khóa học online. Cuộc sống luôn luôn thay đổi, kiến thức và tư duy của bản thân từ đó cũng cần được cập nhật, hỏi hỏi điều mới liên tục. Tuy nhiên những chương trình giảng dạy chính quy sẽ tốn khá nhiều thời gian để thay đổi vì có quá nhiều bước và thủ tục.

Từ đó, các khóa học online ra đời với mục đích đưa đến những kiến thức, cách nhìn đi đôi với thời đại. Nhờ những tiến bộ vượt bậc của công nghệ thông tin và thời đại số hiện nay. Các khóa học online giúp mọi người bỏ qua rào cản về không gian và thời gian. Chỉ với điện thoại hoặc laptop cùng với internet, những khóa học với nhiều nội dung đa dạng có thể len lỏi khắp mọi nẻo đường thế giới.

Thương mại hóa tri thức là gì?

Thương mại hóa tri thức là hoạt động có tính phí đối với những khách hàng muốn truy cập vào lượng kiến thức mà bạn có. Lượng kiến thức này có thể trong các khóa học online mà bạn tạo, ebook, sách nói, những website hay bất kỳ sản phẩm kĩ thuật số mà bạn chia sẻ thông tin, kiến thức bản thân.

Hãy nói không với những thông điệp miễn phí!

Câu nói này có phần ích kỷ trong suy nghĩ của bạn không? Nhưng thực tế với kinh nghiệm kinh doanh khóa học online hơn 2 năm nay của Nhung chứng thực được 1 điều rằng. Những kiến thức miễn phí thì không được trân trọng. Nó không phải là một bữa ăn miễn phí để đơn giản là dùng bữa. Những kiến thức được bày ra đó bắt buộc người đọc, người nghe phải tư duy, học hỏi, thẩm thấu và biến kiến thức của Nhung thành của bản thân họ. Nhưng những thứ miễn phí sẽ tạo suy nghĩ “để đó rồi học sau”. Họ sẽ thiếu quyết tâm học tập, và sự miễn phí vô hình chung sẽ thành sự lãng phí.

Lấy một ví dụ đơn giản đi, ba mẹ của bạn nấu ăn cho bạn ăn hằng ngày, bạn sẽ nghĩ đó là điều đương nhiên, và món ăn đó có thể gọi là bình thường. Tuy nhiên khi bạn đi học, đi làm, bạn phải tự nấu ăn thì sẽ thấy ngon hơn. Và khi bạn về nhà để ăn bữa cơm mẹ nấu sẽ lại càng thấy trân trọng và ngon nữa. Có một sự thật đáng buồn là không phải ai cũng biết trân trọng điều mình đang có.

Việc thương mại hóa tri thức cũng mang hàm nghĩa tương tự. Khi khiến học viên phải bỏ ra những giá trị thực tế, từ đó họ sẽ trân trọng và quan tâm, học hỏi để “bù lại” số tiền mình đã bỏ ra.

Tại sao đây là lúc bạn cần tạo khóa học online?

Sau thời kỳ COVID-19, hầu hết mọi người đều đã quen với hình thức học tập online, vậy nên các khóa học online cũng dễ được tiếp nhận hơn. Mọi người từ đó cũng nhận ra được lợi ích của việc học online chứ không đơn thuần tin rằng chỉ có phương thức học truyền thống có hiệu quả.

Ngoài ra vì vấn đề bất ổn của nền kinh tế, mà nó chuyển động nhanh hơn bao giờ hết. Từ đó sự cạnh tranh thị trường cũng khốc liệt hơn rất nhiều. Tính sơ sơ trong năm nay đã bao nhiêu công ty đã phải rời cuộc chơi, từ đó bao nhiêu người rơi vào cảnh thất nghiệp? Người trẻ mong muốn học tập kiến thức của người đi trước. Người đang đứng vững vị thế lại sợ lớp nhỏ tuổi trẻ tài cao. Vậy nên nhu cầu học hỏi đang được nâng cao hơn bao giờ hết.

Những con người tiên phong nên nắm bắt thời cơ hợp lý để tung ra các khóa học online trên thị trường nhằm gây dựng vị thế, đón đầu xu hướng. Cơ hội cho ngành dạy học online hiện nay đang cao hơn bao giờ hết, sẵn sàng chia sẻ kiến thức một cách chỉnh chu, cập nhật mọi thứ nhanh chóng thì đây chính là thời đại của bạn.

Thu nhập của các khóa học online là bao nhiêu?

Ngành khóa học online phát triển ngày càng nhanh nên miếng bánh thị trường ngày càng lớn hơn. Theo Global Market Insights, “Quy mô thị trường E-learning đã vượt 200 tỷ USD vào năm 2019 và được dự đoán có tốc độ tăng trưởng CAGR hơn 8% trong giai đoạn 2020 và 2026.” Ở mức con số 8%, thị trường sẽ đạt hơn 315 tỷ USD hằng năm trong 5 năm và vẫn tiếp tục phát triển.

Vậy khóa học của bạn có thể bán giá bao nhiêu? Thực tế chỉ ra rằng giá của các khóa học online giao động rất lớn. Có những khóa học chỉ tầm vài trăm ngàn nhưng cũng có những khóa học lên đến chục triệu đồng, như khóa Kiếm tiền online hub của Nhung có giá 11 triệu 999 ngàn đồng, và khóa Dạy học online Hub có giá 50 triệu đồng (có bao gồm hỗ trợ trực tiếp 1vs1 trong vòng 3 tháng). Cũng có những khóa bên E-dulich của Nhung có giá khá rẻ, như khóa học tạo website cho homestay chỉ 499k, hướng dẫn kinh doanh Homestay có giá 2tr299k, Airbnb giá 1tr999ktối ưu hóa doanh thu là 2tr999k.

Sự khác biệt về giá cả sẽ đến từ chất lượng khóa học, dịch vụ đi kèm, sản phẩm bao gồm, hệ thống hỗ trợ sau khi mua khóa học,… Ngoài ra còn có những thứ có thể tăng giá khóa học như danh tiếng của giảng viên, mức độ thành công của học viên sau khóa học,… là những điểm chúng ta tạm chưa bàn đến vào lúc này.

Ngoài thu nhập trực tiếp, khóa học online còn mang đến cho bạn sức ản hưởng lớn trong thị trường. Từ đó tăng thu nhập bản thân từ những ngách khác như bán hàng, dịch vụ liên quan tới khóa học; làm KOL, làm đối tác các nhãn hàng và những KOL khác,…

Thu nhập của các khóa học online đa dạng và phụ thuộc vào nhiều yếu tố
Thu nhập của các khóa học online đa dạng và phụ thuộc vào nhiều yếu tố

Vậy rốt cục bạn cần chuẩn bị gì cho các khóa học online?

Các khóa học online tạo nguồn thu nhập tốt và đang được đón nhận nhiều trên thị trường là vậy, nhưng việc tạo một khóa học bài bản để tung ra thị trường cũng không hẳn là đơn giản. Trước khi bắt tay vào gây dựng lên những khóa học này, bạn cần cái gì?

1. Kiến thức

Kiến thức là lượng thông tin được chắt lọc, phân tích và được truyền lại theo thời gian năm tháng. Nếu chúng ta không lưu truyền kiến thức thì nó sẽ thành chứ vô ích. Và với lượng thông tin hữu ích phong phú trong tầm tay, bạn có thể tạo ra các khóa học online.

Nếu bạn không chắc nội dung gì đủ hay ho thú vị để làm thành khóa học, bạn có thể tập trung vào những gì bạn yêu thích và có kinh nghiệm. Sau đó kết hợp với những gì người khác có nhu cầu tìm hiểu. Từ đó tập trung tìm hiểu sâu hơn và chọn một chủ đề độc đáo, đủ độ khác biệt so với những thứ căn bản trên thị trường.

Ví dụ như ngách khóa học tiếng Trung online, ban đầu bạn có thể tập trung vào việc bản thân yêu thích và giỏi tiếng Trung. Sau đó bạn phát hiện có nhiều người muốn học tiếng Trung để giao tiếp, từ đó bạn có thể tạo các khóa học khác nhau về Tiếng Trung giao tiếp căn bản, Tiếng Trung giao tiếp trong kinh doanh,…

Đam mê chia sẻ

Bạn biết tại sao xã hội của chúng ta ngày càng phát triển không? Đó là nhờ sự chia sẻ và ham muốn học hỏi của mỗi người. Vậy nên đừng ngại ngần mà hãy tạo một nguồn động lực để lan tỏa kiến thức của bản thân với mọi người. Hãy để mỗi lúc chia sẻ những điều mình biết, bạn đều thấy vui vẻ và hạnh phúc. Từ đam mê chia sẻ sẽ đưa năng lượng tích cực đến người khác và họ sẽ dễ dàng đón nhận khóa học của bạn hơn.

Cách chia sẻ

Khóa học của bạn dù có hay đến thế nào nhưng không có cách đưa đến khách hàng thì cũng không có ý nghĩa đúng không nào? Vậy nên để có khóa học online hoàn chỉnh, bạn cần biết cách để người khác biết đến mình. Với thời đại số ngày nay, bạn có thể dễ dàng tạo website để đăng tải khóa học, hay đăng tải trên các nền tảng khác nhau.

Công cụ thiết bị

Ngày nay, bạn có thể tối giản các công cụ công nghệ để tạo khóa học online.

  • Máy tính hoặc laptop
  • Kết nối internet
  • Camera: Nếu chỉ mới bắt đầu và không có quá nhiều vốn bạn có thể sử dụng camera tốt của điện thoại.
  • Giá treo camera hoặc điện thoại: Bạn có thể mua món này với giá vừa phải. Video sẽ ít bị lắc, rung và chuyên nghiệp hơn.
  • Phần mềm chỉnh sửa video: Tùy dạng khóa học mà cần yêu cầu hay không, một số người chỉ cần phần mềm cắt video đơn giản.
  • Phần mềm quay màn hình
  • Những cái khác: ánh sáng, màn hình xanh, màn phản chiếu,… Bạn có thể lược bớt trong những giai đoạn đầu của khóa học.
Tạo khóa học online cần chuẩn bị công cụ gì?
Tạo khóa học online cần chuẩn bị công cụ gì?

Vậy bắt đầu tạo khóa học online như thế nào?

Nếu đã chuẩn bị đầy đủ thì bạn cần bắt tay vào làm khóa học, những bước đầu tiên sẽ là về ý tưởng và hướng ban nhắm đến.

Bước 1: Loại khóa học nào bạn sẽ tạo?

Đầu tiên thì dựa vào mục tiêu và chủ đề bản thân mà bạn có thể lựa chọn loại khóa học mình sẽ làm. Dưới đây là gợi ý cho mục tiêu và loại khóa học phổ biến:

  • Khóa học tập trung thẳng cho học viên đạt được thành quả cao và nhanh chóng. Đây thường sẽ là khóa học ngắn hạn, nội dung kiến thức cao cấp, xu hướng khóa học coaching 1 vs 1 hoặc 1 vs nhóm học viên.
  • Khóa học chuyển đổi sâu giúp học viên giải quyết vấn đề lớn, thực hiện mong muốn/nhu cầu dài hạn. Đây thường sẽ là khóa học dài, nội dung và lượng kiến thức phụ thuộc trình độ học viên mà sẽ có ra khóa học khác nhau.
  • Khóa học huấn luyện kĩ năng có thể dài hạn hay ngắn hạn tùy thuộc vào ngách bạn chọn. Bên cạnh kiến thức thì học viên còn có nhu cầu có bằng cấp (online hoặc offline) sau khi hoàn thành.

Bạn muốn giao tiếp với học viên như thế nào?

Nếu bạn muốn giảng dạy theo nhóm hay coaching 1 vs 1 thì đều có thể làm trên hệ thống Zoom. Các tài liệu và những bài luyện tập khác thì sẽ trên nền tảng của khóa học.

Còn việc tạo cộng đồng thì sao? Tùy thị trường mà dạng cộng đồng nào hiệu quả, chả hạn IT sẽ có các diễn đàn công nghệ điện tử, bà mẹ bỉm sửa cũng có webtretho. Tuy nhiên hầu hết ở các ngành ở Việt nam bạn đều có thể tạo group Facebook để xây dựng cộng đồng. Đây sẽ là nơi bạn tương tác với học viên, và cũng là nơi các học viên trao đổi với nhau.

Bước 2: Chọn chủ đề và ngách

Để chọn chủ đề và ngách mà bạn hướng đến thì thứ đầu tiên là bạn phải biết khách hàng của mình là ai. Bạn phải quyết định được đối tượng học viên của mình, bạn sẽ giúp họ giải quyết vấn đề gì, ai có thể trả được với giá khóa học đó.

Sau khi xác định được đối tượng, bạn cần tìm hiểu thông tin của họ để tạo khóa học giải quyết đúng vấn đề, marketing đúng đối tượng.

Làm thế nào để bạn tìm hiểu khách hàng ư? Hãy vào các cộng đồng về ngành của bạn, xem các bài đăng, câu hỏi, comment để xem điều gì khiến họ thắc mắc, trăn trở. Tập trung vào những câu hỏi phổ biến, những câu hỏi có chứa đựng cảm xúc. Tìm kiếm những người đúng vào khách hàng mục tiêu để làm khảo sát, phỏng vấn chuyên sâu (có trả phí, hoặc voucher, ưu đãi khóa học sau này,…) Ngoài ra, bạn còn có thể tìm hiểu ở sách vở, báo chí, các diễn đàn, bất kỳ nơi đâu có chủ đề hướng đến. Nhìn vào những gì họ còn thiếu, hoặc một quan điểm độc đáo mà bạn có thể phân tích sâu hơn.

Bước 3: Xác định giá

Xác định giá có vẻ sẽ có khó khăn với những người mới bắt đầu tạo khóa học. Giá quá cao sẽ khiến khách hàng không sẵn lòng trả. Giá quá thấp sẽ không đánh vào được đúng đối tượng mục tiêu. Để xem xét định giá thường người ta sẽ dựa vào nhiều yếu tố, tiêu biểu nhất là 4 điều bên dưới:

Giá trị của vấn đề bạn sẽ giúp họ giải quyết

Đây là điều bắt buộc phải có khi bạn tạo một khóa học. Bạn sẽ giúp học viên giải quyết vấn đề gì? Lợi ích trực tiếp hoặc gián tiếp nào họ sẽ gặt hái được khi học khóa của bạn? Có thể là lợi ích về tài chính như ngành MMO – make money online như Kiếm Tiền Online Hub; lợi ích về kiến thức như các khóa học về làm homestay và Airbnb như E-dulich.

Thông tin chia sẻ càng hữu ích và độc lạ, khó tìm hiểu trên thị trường thì giá trị càng cao. Nếu khóa học giúp học viên cải thiện tài chính, cuộc sống, mối quan hệ thì càng được đánh giá cao. Ngoài ra bạn cần xác định được cái giá phải trả nếu KHÔNG có được khiến thức từ khóa học của bạn.

Mức độ thỏa mãn với giá cả

Với giá nào của khóa học sẽ khiến bạn thỏa mãn với công sức mình bỏ ra? Mức giá nào khiến bạn cảm thấy bản thân mang lại giá trị cho người dùng?

Điều này mang tính chủ quan nhưng rất quan trong với tư duy của người tạo khóa học. Vì bạn sẽ tự tin hơn khi marketing và bán khóa học của mình mà không phải lăn tăn thắc mắc về giá trị của nó quá cao hay quá rẻ.

So sánh giá với những giải pháp khác

Ngoài khóa học của bạn thì đối tượng khách hàng còn có nhưng cách gì khác để giải quyết vấn đề hoặc thu được kiến thức? Sách vở, khóa học offline, huấn luyện khác, dịch vụ setup…? Giá cả của những phương pháp đó là bao nhiêu? Giải pháp của bạn có ưu điểm gì?

Đây là những đối thủ cạnh tranh gián tiếp của bạn. Trong những môi trường cạnh tranh cao thì bạn sẽ cần giảm giá hoặc tăng giá trị đem đến (như tư vấn riêng, sản phẩm tặng thêm,…) Nếu bạn là người duy nhất cung cấp kiến thức bạn đang giảng dạy thì cần xem xét liệu thị trường có thực sự cần nó không? Nếu thị trường vẫn cần thì bạn có thể tính giá cao hơn cho khóa học của mình.

Bạn đang dành độ quan tâm tới cá nhân từng học viên bao nhiêu?

Thông tin và kiến thức không thì sẽ không có giá trị bằng việc thêm phần chăm sóc học viên. Đây là một trong những điều khiến khách hàng e ngại giữa khóa học truyền thống và khóa học online.

Nhưng quan tâm tới học viên đồng nghĩa với công sức và thời gian bạn bỏ ra sẽ nhiều hơn. Nên giảng viên cần cân bằng giữa nhu cầu của khách hàng và nguồn lực bản thân. Giảng viên nên tạo group học viên để tiện trao đổi và giữa các học viên có thể giải đáp chéo cho nhau.

Bước 4: Nâng cao khả năng marketing

Dù khóa học bạn có hay đến đâu nhưng không biết cách đem đến khách hàng thì cũng sẽ vô nghĩa. Bạn nên xây dựng những nhóm người ủng hộ bạn và khóa học của bạn. Từ đó thu hút những đối tượng xung quanh và tạo niềm tin cho khách hàng tiềm năng. Bạn còn có thể bán các khóa học online trước khi chính thức đưa ra thị trường để nhận feedback và xem phản ứng của học viên.

Marketing khóa học là điều không thể thiếu
Marketing khóa học là điều không thể thiếu

Cấu trúc khóa học online như thế nào để giảng dạy hiệu quả?

Việc xây dựng cấu trúc khóa học hiệu quả sẽ giúp học viên bám sát bài giảng và dễ dàng gặt hái nhiều thành công hơn. Việc xây dựng cấu trúc khóa học đôi khi không cần phải nhất thiết “cố định” từ đầu đến cuối. Giảng viên có thể theo sát tiến trình học của học viên để phát triển, thay đổi, và cập nhật cấu trúc trong suốt quá trình giảng dạy. Việc này sẽ giúp bạn tăng giá trị khóa học theo thời gian và nâng cao danh tiếng bản thân cũng như khóa học online.

Bên cạnh đó, cấu trúc khóa học cũng sẽ giúp học viên đỡ nhàm chán và tránh xao nhãng trong quá trình học tập. Bạn có thể nhớ lại thời học sinh cấp hai, cấp ba hay đại học, có một số môn học nhàm chán khiến học viên rút điện thoại ra để chơi đến hết giờ. Khóa học online lại càng khó bội phần khi việc học hoàn toàn mang tính tự nguyện và tự giác của học viên. Xây dựng cấu trúc khóa học online thú vị và chặt chẽ sẽ tăng niềm yêu thích và tạo động lực tiếp tục.

Bước 1: Xem xét hành trình/tiến trình học

Xem xét học viên bắt đầu học từ đâu, và họ muốn kết thúc ở điểm nào? Ví dụ khóa Kiếm Tiền Online Hub sẽ bắt đầu bằng cách hướng dẫn cách học và kết thúc ở hướng dẫn chi tiết các cách kiếm tiền khác nhau. Còn khóa Dạy Học online hub sẽ bắt đầu từ phân tích tiềm năng và kết thúc bằng các bí quyết thành công đỉnh cao.

Bước 2: Tạo biểu đồ học cho học viên.

Sau khi xác định được điểm đích và điểm cuối của tiến trình học. Bạn sẽ cần thiết lập chương trình giảng dạy để đưa học viên từ điểm đầu đến điểm cuối theo trình tự hợp lý. Ví dụ khóa Dạy học online hub thì khi đã biết tiềm năng xong, học viên cần biết làm thế nào để tạo 1 khóa học online

Bước 3: Xác định kết quả học tập.

Mục đích học khóa học là gì? Trình độ đầu vào và đầu ra ra sao? Học viên sẽ học mới hoàn toàn, hay nâng cao kỹ năng sẵn có? Từ đó ướm chừng kết quả nếu học tập hiệu quả và trung bình của học viên ra sao. Ngoài mục đích xây dựng nội dung khóa học, đây còn là cách marketing hiệu quả cho khóa học online.

Bước 4: Tạo bản phác thảo

Bạn có nhớ hồi cấp 2 và cấp 3 khi làm văn chúng ta phải làm dàn bài không? Đấy là phác thảo một bài văn. Khi làm một khóa học, bạn cũng cần phác thảo khóa học của mình. Giảng viên có thể bắt đầu từ phác thảo sơ bộ đến chi tiết, thêm những điều cần phải truyền tải trong các mục trên bước 2.

Bước 5: Đưa khóa học online vào cuộc sống

Khóa học của bạn nổi bật hơn khóa học trực tiếp như thế nào? Đấy sẽ nhờ vào việc luôn cập nhật thông tin, tài liệu mới nhất trên thị trường – thứ mà khiến khóa học truyền thống sẽ tốn thời gian hơn. Chính vì vậy, bạn cần đưa các ví dụ thú vị, thực tế hoặc của bản thân bạn để tạo sự liên kết chặt chẽ giữa khóa học onlin vào cuộc sống. Từ đó, khóa học của bạn sẽ thiết thực hơn cho học viên.

  • Bạn có thể kể những câu chuyện cá nhân nào?
  • Bạn đã giúp ai trong lĩnh vực này? Giúp như thế nào? Điều gì xảy ra? Kết quả ra sao?
  • Bạn còn biết những người khác thành công trong lĩnh vực này không?
  • Những nghiên cứu/sự thật (fact) liên quan tới nội dung giảng dạy?

Bước 6: Lên kế hoạch về Tài liệu hỗ trợ

Ngoài các bài tập đưa ra để học viên tập luyện, bạn còn có thể chạy thử thách (challenge), từ đó tạo ra các tài liệu cộng thêm khi học viên hoàn thành để khuyến khích học viên hoạt động. Đây là cách tăng tương tác với học viên, thúc đẩy học viên học tập và thực hành hơn. Nếu không làm theo phương thức này thì bạn cũng có thể tặng các tài liệu hỗ trợ. Đây là một phần không thể thiếu khi kinh doanh các khóa học online và cần lên kế hoạch song song với nội dung khóa.

"Tài liệu hỗ trợ" khóa học online đa dạng hình thái hơn là bạn tưởng.
“Tài liệu hỗ trợ” khóa học online đa dạng hình thái hơn là bạn tưởng.

Cách tạo nội dung

Sau khi lên dàn ý về khóa học, cái bạn cần làm là lấp đầy chỗ trống để tạo ra một khóa học hoàn chỉnh. Hay cách gọi khác gọi là tạo nội dung của khóa học. Để tạo đầy đủ nội dung, bạn cần làm theo các bước bên dưới.

Bước 1: Tạo script cho khóa học của bạn

Với dàn ý sẵn có, bạn cần tạo một kịch bản (script) đầy đủ để đọc/nói. Đây là lúc điền đầy đủ lời nói của bản thân vào những khoảng trống của bản phác thảo. Ngôi ngữ nói sẽ có chút khác biệt với ngôn ngữ viết nên hãy xem xét trước vấn đề này.

Một số giảng viên chuyên nghiệp sẽ sử dụng máy nhắc chữ để tránh quên lời. Tuy nhiên nếu chưa có điều kiện thì bạn nên dùng Ipad/tablet để gần camera (để chắc rằng ánh mắt hướng đúng chỗ). Bạn cũng nên luyện tập trước 2-3 lần để tránh quay đi quay lại mất thời gian.

Một số mẹo khi viết script:

Cố gắng làm bài học trở nên thú vị và có thể tiêu thụ. Bạn không cần phải lồng ghép tất cả mọi thứ mà hãy tập trung vào mục tiêu học tập để có nội dung thích hợp.

Hãy vui vẻ và thoải mái khi tạo khóa học. Bạn muốn chia sẻ kiến thức thông qua khóa học online. Không nhất thiết phải cực kỳ nghiêm túc vì khi học viên quyết định học và coi clip của bạn cũng là lúc họ đã tự giác.

Bao gồm các câu chuyện và ví dụ thú vị.

Tránh những từ vùng miền. Hãy chắc chắn rằng các học viên sẽ dễ dàng hiểu nội dung bài học.

Không cần chỉnh sửa nội dung quá nhiều khi làm sai. Hãy như một buổi dạy trực tiếp, cười và sữa lỗi bản thân. Bạn còn có thể đánh đố bằng các câu nói “bạn có thấy lỗi sai Nhung vừa phạm phải không ạ?”

Lặp lại một cách vừa phải. Hãy lặp lại mục tiêu mà học viên hướng đến, giới thiệu lại sơ đồ khóa học và tóm tắt những gì bạn đã giảng dạy cuối clip. Tuy nhiên tất cả đều nên theo đúng tần suất chứ đừng lặp đi lặp lại quá nhiều lần.

Giữ bài học độ dài hợp lý. Mỗi nội dung kiến thức nên truyền tải trong vòng 5 đến 10 phút. Còn lại hãy sử dụng ví dụ, kể chuyện hoặc làm mẫu thao tác hoặc tương tác với học viên. Với những khóa học online mang tính trình độ cao, bạn có thể xem xét tăng thời lượng khi nói về kiến thức và thông tin nếu học viên tỏ ra hứng thú.

Bước 2: Tạo tài liệu hỗ trợ

Khi ở trên bạn cần chuẩn bị tài liệu hỗ trợ. Thì ở bước này bạn chính thức sẽ tạo các loại tài liệu đính kèm này. Các tài liệu đáng nói đến sẽ là:

  • Ví dụ trong video giảng dạy. Có thể nói đến như video, hình ảnh, file word, excel, link website, nguồn,…
  • Bài tập của học viên.
  • Tài liệu tham khảo thêm. Ví dụ như khóa E-dulich sẽ giới thiệu các tài liệu về địa điểm mua đồ nồi thất giá tốt, cách tính điểm hoàn vốn khi đầu tư homestay, các nhà cung cấp dịch vụ thêm,…
Các tài liệu đính kèm của khóa học online Hướng dẫn kinh doanh Homestay từ A - Z của E-dulich
Các tài liệu đính kèm của khóa học online Hướng dẫn kinh doanh Homestay từ A – Z của E-dulich

Hãy nhớ đến nội dung giảng dạy và mục tiêu của khóa học để có những tài liệu đính kèm thích hợp.

Bước 3: Tạo nội dung khóa học chính thức

Sau khi xây dựng đủ các mục bên trên, bạn đã biết rằng bản thân cần dạy gì trong mỗi bài giảng. Các bước bạn cần làm là:

Thiết lập, setup dụng cụ: Bạn cần chuẩn bị sẵn sàng camera, mic,… các thiết bị liên quan khóa học. Tùy vào loại khóa học và mức độ chịu chi mà có thể có nhiều dụng cụ hơn như máy đọc phụ đề, đèn, tấm chiếu,… Ngoài ra bạn có thể trang trí khung cảnh xung quanh, 1 quyển sách hay tách trà,… nếu cần quay không gian phía sau.

Quay: Hãy bắt bắt đầu bằng một nụ cười và bắt đầu “nói”. Như mình đã đề cập phía trên chúng ta sẽ có kịch bản (script). Tuy nhiên hãy tránh trạng thái “đọc”. Bạn cần phải giao tiếp với học viên để tạo cảm giác học tập. Nếu bạn phạm sai lầm không quá lớn thì có thể tiếp tục. Nếu không bạn có thể dừng và quay lại đoạn nhỏ.

Lưu ý: Hãy tận hưởng và thoải mái trong quá trình quay phim. Học viên sẽ cảm nhận được tinh thần và trạng thái của giảng viên qua giọng nói và đường nét khuôn mặt. Nếu có gì bận tâm thì hãy cố gắng xử lý trước khi quay để có tâm thế tốt nhất.

Chỉnh sửa: cắt bớt những khúc dư thừa, lỗi và nối thành 1 clip hoàn chỉnh. Bạn có thể thêm phụ đề, hình ảnh, hoặc các hiệu ứng khác nếu muốn.

Bước 4: Đăng tải nội dung khóa học và tài liệu đi kèm

Bước cuối trong quy trình tạo khóa học online dĩ nhiên là đăng tải lên nền tảng. Đã có nhiều bài viết so sánh về các nền tảng khác nhau mà bạn có thể tham khảo như 9 bước để đạt 20k đô/tháng. Việc lựa chọn nền tảng sẽ quyết định giá trị cũng như mức độ khóa học bạn cần làm. Vậy nên, tốt hơn hết bạn nên suy nghĩ về việc này ngay từ đầu hoặc đổi nền tảng phù hợp sau khi hoàn thành khóa học.

Share
Khóa học kinh doanh
Đào tạo Online Course và Coaching Skills
The most complete teaching business course you will find!