Dạy Học Online Hub

Cách chọn thị trường ngách cho khoá học online liệu bạn đã biết?

cách chọn thị trường ngách
Contents:

Cách chọn thị trường ngách
Cách chọn thị trường ngách cho khoá học online

Cách chọn thị trường ngách cho khoá học online là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định sự thành công của khóa học. Một thị trường ngách phù hợp sẽ giúp bạn thu hút được nhiều học viên tiềm năng, tạo ra lợi thế cạnh tranh và tăng khả năng thành công của khóa học.

Trong bài viết này, Nhung sẽ chia sẻ với bạn cách chọn thị trường ngách cho khoá học online hiệu quả. Cùng tìm hiểu nội dung cụ thể bên dưới nhé!

Thị trường ngách là gì & tại sao cần chọn một ngách?

Thị trường ngách là gì
Thị trường ngách là gì

Ngách (niche) không chỉ là lĩnh vực kiến thức và kỹ năng mà bạn sẽ chuyên sâu, mà còn là một nhóm khách hàng cụ thể mà bạn muốn hướng đến. Những khách hàng này có thể có chung sở thích, nhu cầu, hành vi, v.v. khác biệt với phần lớn thị trường còn lại.

Hoặc theo cách hiểu đơn giản hơn, thị trường ngách là một phân khúc nhỏ của một thị trường lớn hơn. Để dễ hình dung, hãy cùng xem một ví dụ dưới đây:

Nếu bạn chọn ngách là đồ dùng thể thao và thể hình thì nó vẫn còn là một ngách khá rộng. Chúng ta có thể thu hẹp và nhắm đến đối tượng khách hàng mục tiêu cụ thể hơn bằng cách đi sâu hơn vào danh mục như:

  • Đồ tập thể hình nam.
  • Đồ tập thể hình nữ.
  • Giày chạy bộ.
  • Quần legging tập yoga cho nữ.

Như bạn thấy, “quần legging tập yoga cho nữ” là một ngách nhắm vào đối tượng mục tiêu cụ thể hơn. Bạn cũng có thể xem danh sách 143 ý tưởng về khóa học online hái ra tiền kèm ví dụ thực tế để áp dụng trong năm 2024.

Tuy nhiên, liệu bạn có thể không chọn ngách nào cho dự án của mình không? Chà, có vẻ hơi khó, nhưng mà có một gã khổng lồ đã làm được điều đó, chính là Amazon.

Hoặc nếu bạn định hình mình là một cái “chợ online” kiểu như Shopee hay Lazada, v.v. thì bạn cần phải tìm cách định vị mình để trở nên nổi bật hơn so với các đối thủ khác. Điều này sẽ khiến bạn tiêu tốn khá nhiều tiền bạc và có thể phải chịu lỗ một thời gian dài như thực trạng của Lazada khi đã chịu lỗ 76,8 triệu USD trong 2 năm liên tiếp là năm 2019 và 2020. Liệu bạn có đủ sức để gồng gánh chi phí cho một cuộc chơi hao tổn như vậy?

Hoặc nếu bạn là một chuyên gia hướng nghiệp và chuyên môn của bạn sẽ giúp ích cho những người đang tìm kiếm việc làm hoặc muốn xây dựng sự nghiệp tốt hơn – nói cách khác, hầu hết mọi người là khách hàng mục tiêu của bạn. Hoặc bạn dạy về dinh dưỡng lành mạnh, cũng phù hợp với bất kỳ ai. Vậy vấn đề bạn cần xử lý là gì nếu bạn muốn trở nên nổi bật hoặc có thể thu hút được nhiều khách hàng nhất so với những người khác?

Ngoài ra, có một điều khó xử khác mà bạn cần phải biết đó chính là ngay cả khi bạn là chuyên gia về mọi thứ, bạn vẫn chỉ có 24 giờ một ngày và với nguồn lực hạn chế ở nhiều mặt. Bạn sẽ phải đưa ra lựa chọn để theo đuổi cái mà bạn giỏi nhất và giúp bạn cá kiếm được nhiều nhất.

Vì vậy, với việc thu hẹp ngách, không chỉ giúp bạn mang lại doanh thu tốt hơn mà còn đảm bảo chất lượng hơn, bởi:

  • Thay vì lan man mạo hiểm ở nhiều lĩnh vực và chỉ có kiến thức hời hợt về nó, bạn có thể tập trung nỗ lực vào một mảng kiến thức chuyên sâu. Đây là cách tuyệt vời để trở thành chuyên gia hàng đầu về một chủ đề, đồng thời xây dựng thương hiệu cá nhân mạnh mẽ.
  • Thay vì cố gắng đáp ứng nhu cầu của tất cả mọi người, bạn có thể tập trung thỏa mãn mong muốn của một nhóm đối tượng cụ thể. Nhắm đúng mục tiêu sẽ giúp mang lại hiệu quả hơn trong việc xây dựng nội dung và thu hút lượng khách hàng ổn định.
  • Cuối cùng, việc tiếp thị khóa học của bạn cũng trở nên dễ dàng hơn khi chỉ cần nhắm tới một đối tượng khán giả. Thông điệp marketing rõ ràng, tập trung sẽ thu hút đúng người và mang lại kết quả tốt hơn.

Vậy là bạn đã hiểu được tầm quan trọng của việc đi sâu vào ngách có lợi như thế nào đúng không? Bây giờ hãy cùng Nhung tìm hiểu sâu hơn về cách chọn thị trường ngách cho khoá học trực tuyến của riêng mình ở phần tiếp theo sau đây nhé!

Đọc thêm: Hướng dẫn tạo và kinh doanh khoá học tập yoga tại nhà, học nhảy online, fitness, dinh dưỡng

Cách chọn thị trường ngách phù hợp cho khóa học online

cách chọn thị trường ngách phù hợp
Cách chọn thị trường ngách phù hợp

Làm sao để chọn đúng ngách cho khóa học online?

Đây là một câu hỏi hay vì không có giải pháp nào phù hợp cho tất cả mọi người trong việc chọn niche cho khóa học online. Mỗi người đều có kiến thức, kinh nghiệm và mục tiêu khác nhau, nên điều tốt cho người này chưa chắc đã tốt cho người khác.

Nhưng Nhung có tin vui dành cho bạn: CHẮC CHẮN có một chiến lược không thể sai, đó là: Ngách tốt nhất là thứ bạn làm giỏi nhất.

Nghe có vẻ hiển nhiên, nhỉ?

Nhung nghĩ rằng nhiều người quen dựa vào nghiên cứu thị trường và lướt web để tìm các chủ đề thịnh hành có thể sẽ phản đối điều này. Mặc dù Nhung không muốn bác bỏ những ý kiến khác, nhưng đây là quan điểm của riêng Nhung và bạn có thể tham khảo nhé.

Và để tạo ra một sản phẩm đào tạo thành công, có ba điều sau mà bạn cần phải khắc cốt ghi tâm:

  • Bạn hiểu rõ chủ đề đó như lòng bàn tay
  • Bạn có nhiều kinh nghiệm và rất nhiều ví dụ thực tế hấp dẫn
  • Chủ đề này thực sự khiến bạn hứng thú

Kiến thức: Chìa khóa cho khóa học online

Kiến thức
Kiến thức

Kiến thức là nền tảng cốt yếu của bất kỳ khóa học online nào. Nếu bạn đang băn khoăn về việc nên tập trung vào lĩnh vực nào thì hãy bắt đầu với thứ bạn nắm rõ nhất. Bạn biết rõ điều gì như lòng bàn tay? Bạn giải quyết những thách thức nào mỗi ngày?

Giả dụ, nếu bạn là một họa sĩ đồ họa 3D tạo nhân vật cho game, việc phát triển khóa học về thiết kế nhân vật game là hoàn toàn hợp lý. Bạn giỏi về nó và việc chia sẻ chuyên môn của bạn cũng sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.

Ngược lại, nếu bạn muốn phát triển khóa học về một chủ đề đang hot nhưng chưa có kinh nghiệm, chi phí phát triển sẽ tăng đột biến. Bạn cần thêm thời gian để nghiên cứu chủ đề, tìm đến chuyên gia tư vấn, thậm chí có thể phải tự học các khóa học khác để có kiến thức về nó một cách chỉnh chu.

Charly Clements, một nhà thiết kế thiệp, họa sĩ minh họa tự do và là tác giả của ba khóa học online, chia sẻ rằng: “Hãy dạy những điều bạn mong muốn được biết khi mới bắt đầu sự nghiệp. Đây không chỉ là cơ hội tuyệt vời để chia sẻ kiến thức mà còn là cách kết nối sâu sắc hơn với người học. Cảm giác lo lắng thường gặp nhất là hội chứng “kẻ mạo danh”. Bạn sợ mình “không đủ giỏi” hay “biết chưa nhiều” trong giảng dạy là rất phổ biến. Nhưng hãy nhớ rằng bạn chỉ cần “biết trước một trang/chương so với người khác” để có thể dạy họ. Mỗi chúng ta đều có điều độc đáo để dạy – chỉ cần bạn dành thời gian để tìm ra nó.”

Kinh nghiệm

Kinh nghiệm
Kinh nghiệm

Hiếm khi nào người ta tìm kiếm hay chịu đầu tư cho một khóa học online chỉ hoàn toàn là học từ lý thuyết. Có kinh nghiệm thực tiễn về những gì bạn sẽ dạy người khác là điều cực kỳ quan trọng để xây dựng lòng tin trong thị trường khóa học online. Nó cho phép bạn thể hiện chuyên môn của mình thay vì dựa vào những ý tưởng trừu tượng hoặc ví dụ của người khác.

Mặc dù việc say mê với một lĩnh vực mà bạn chưa chuyên sâu không phải là điều xấu, nhưng nhược điểm chính là khả năng trở thành một trong những người hướng dẫn kiểu “Tôi sẽ dạy bạn cách kiếm hàng triệu đô” mà bản thân người dạy vẫn chưa kiếm được triệu đô nào. Nghe thật nực cười đúng không!

Một điều nữa ở đây là việc chọn một ý tưởng phù hợp cho khóa học và biến nó thành lợi nhuận sẽ dễ dàng hơn nhiều nếu bạn đã có một khán giả biết đến và tin tưởng bạn.

Niềm đam mê

Đam mê
Đam mê

Xây dựng một khóa học trực tuyến đồng nghĩa với việc bạn phải đầu tư một lượng lớn thời gian, năng lượng và nguồn lực cho nó. Vì vậy, nếu bạn có niềm đam mê, nhiệt huyết với chủ đề của khoá học sẽ là nguồn động lực lớn thúc đẩy bạn luôn tiến về phía trước.

Nhưng liệu bạn có thể tiếp tục mà không có đam mê? Đây là điều khá phổ biến khi có khá nhiều người không thực sự yêu thích chủ đề của khoá học, nhưng nó lại mang lại lợi nhuận cho họ. Và điều đó không sao cả, miễn là khoá học của bạn mang lại giá trị cho người học và xứng đáng với số tiền mà họ đã bỏ ra cho khoá học là được.

Nhưng nếu dự án không giúp bạn kiếm được tiền thì sao? Bạn sẽ cảm thấy như thế nào sau khi bạn đã dành thời gian, tiền bạc và năng lượng để làm những việc bạn không thích và tất cả đều vô ích?

Ngược lại, khi bạn được thúc đẩy bởi niềm đam mê, ngay cả khi bạn thất bại (điều này rất dễ xảy ra với bất kỳ ai), bạn sẽ không cảm thấy như mình đã lãng phí thời gian. Thay vào đó, bạn đã có được những trải nghiệm quý giá giúp bạn tiếp tục và tiến xa hơn nữa.

Có một mẹo mà Nhung muốn chia sẻ để giúp bạn có thể kiên trì theo đuổi và hoàn thành khoá học của mình, đó là hãy chia nhỏ nội dung cần hoàn thiện cho khoá học, ví dụ như chia nhỏ theo số lượng bài học ở từng phần chẳng hạn. Điều này sẽ giúp bạn dần dần hoàn thành nó một cách dễ dàng mà không gặp quá nhiều áp lực.

Và mặc dù, trong thời gian đầu, bạn có thể chỉ kiếm được rất ít từ khoá học hoặc thậm chí là chả ai quan tâm đến nó. Nhưng đừng vội bỏ cuộc, hãy kiên nhẫn thử nghiệm và tìm ra cách để giúp khách hàng tiềm năng của bạn thấy được nó và giá trị mà nó mang lại. Từ con số 0 đến gần 3k học viên ở thời điểm hiện tại mà Nhung đạt được từ khoá học của mình chính là minh chứng thực tế giúp bạn có niềm tin hơn vào sự kiên trì và sự cố gắng không ngừng sẽ mang lại quả ngọt như thế nào!

Bạn có muốn sở hữu một khóa học online chuyên nghiệp và thu hút học viên? Nhận ngay bộ tài liệu miễn phí giúp bạn hoàn thiện khóa học online của mình!

Những yếu tố khác hỗ trợ việc chọn niche

Ngoài đam mê, còn những yếu tố nào giúp bạn chọn ngách phù hợp?

Mặc dù phần trước có vẻ như “hãy nghe theo con tim”, vẫn có một số mẹo kỹ thuật giúp bạn quyết định chủ đề cho khóa học của mình. Cụ thể:

Tạo chân dung người học

Chân dung khách hàng mục tiêu
Chân dung khách hàng mục tiêu

Trong marketing, có một công cụ gọi là “buyer persona” (chân dung người mua). Chân dung người mua tức là một nhân vật hư cấu đại diện cho một người tiêu biểu trong phân khúc thị trường mục tiêu của bạn. Thông thường, sẽ có những thông tin đi kèm như: tên, nhân khẩu học, mục tiêu và những khó khăn gặp phải. Chân dung người mua giúp bạn hình dung khách hàng của mình là ai và truyền tải những thông điệp tốt hơn, phù hợp và hữu ích cho đối tượng mục tiêu.

Hãy áp dụng phương pháp marketing này và tạo ra một chân dung người học cụ thể cho khoá học online của bạn. Người này như thế nào? Nam hay nữ? Nghề nghiệp của họ? Bối cảnh? Họ có kiến thức và kinh nghiệm trước đó không? Việc tạo hồ sơ của một người học lý tưởng sẽ giúp bạn xác định liệu chủ đề có thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng mục tiêu và do đó có tiềm năng thành công về mặt thương mại hơn.

Đọc thêm: Từ Dạy Offline Đến Dạy Online: 4 Mẹo Không Thể Bỏ Lỡ

Kiểm tra kết quả tìm kiếm trên Google

Hãy tiến hành nghiên cứu đơn giản bằng cách tìm kiếm các từ khóa liên quan đến ngách thị trường tiềm năng của bạn trên Google. Bằng cách này, bạn sẽ tìm thấy những đối thủ cạnh tranh chính.

Nếu có quá nhiều đối thủ, cuộc cạnh tranh có thể quá khốc liệt. Quá ít kết quả có thể cho thấy chủ đề này không có nhu cầu và sẽ khó hơn để biến nó thành công về mặt tài chính. Vì vậy, bạn cần nhắm vào khoảng giữa để vừa có thể kiếm tiền từ ngách đó vừa không bị đánh bại bởi những tên tuổi lớn.

Bạn có thể sử dụng các toán tử Google để có kết quả chính xác hơn. Dưới đây là một số toán tử phổ biến nhất:

Dấu ngoặc kép (“”):

Đặt một từ khóa hoặc cụm từ trong dấu ngoặc kép để tìm kiếm kết quả khớp chính xác:

toán tử google

Không cần sử dụng VÀ một mình vì Google mặc định áp dụng nó cho các tìm kiếm thông thường. Nhưng nó là một bổ sung hữu ích cho toán tử “” vì nó cho phép bạn tìm kiếm sự kết hợp của hai từ khóa. Hãy cùng so sánh:

toán tử google
toán tử google

Allintitle

Toán tử này yêu cầu Google tìm các trang có chứa các từ nhất định trong thẻ tiêu đề của chúng và không chú ý đến phần nội dung còn lại của trang. Nó hữu ích khi bạn muốn tìm hiểu có bao nhiêu trang tập trung trực tiếp vào một chủ đề cụ thể.

toán tử google

Toán tử này giúp bạn tìm kiếm thông tin hiệu quả hơn, tránh bỏ sót các kết quả quan trọng.

Đọc thêm: Kiếm tiền bằng dạy học online: Phân tích thị trường và tìm kiếm cơ hội

Nghiên cứu các nền tảng bán khóa học trực tuyến

tìm hiểu
Tìm hiểu trên các nền tảng bán khoá học trực tuyến

Lời khuyên này tương tự như lời khuyên trước, chỉ khác là thay vì dò tìm toàn bộ web, chúng ta sẽ nghiên cứu các nền tảng bán khóa học online phổ biến. Lợi ích của phương pháp này là bạn có thể xem có bao nhiêu người đã mua khóa học nhất định, thu thập thông tin giá trị từ đánh giá của họ và xem những chủ đề nào đang nổi bật.

Vì vậy, đừng bắt đầu tạo ngay một khóa học về thứ bạn thích, hãy kiểm tra trước xem có nhu cầu thực tế cho nó hay không. Ví dụ, Udemy cung cấp một công cụ gọi là “Udemy Marketplace” hiển thị cho bạn tất cả các loại phân tích (bao gồm cả số tiền người tạo khóa học kiếm được) cho từng chủ đề cụ thể.

Dù ngách của bạn thuộc lĩnh vực nào, bạn cũng sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt giữa các người dạy với nhau. Tuy nhiên, Nhung khuyến khích bạn hãy sử dụng chúng như một công cụ để nghiên cứu về những đối thủ của mình. Bạn có thể bắt đầu bằng cách xem các nền tảng bán khóa học này cung cấp gì về chủ đề của bạn, xem người học tìm kiếm gì và có thể, thu thập một số ý tưởng cho các khóa học trong tương lai.

Dưới đây là những nền tảng có thể giúp bạn khám phá sâu hơn về chủ đề của khoá học online trước khi bắt tay tạo dựng bất kỳ khoá học nào cho riêng mình:

  • Unica
  • Gitiho
  • Coursera
  • Udemy
  • LinkedIn Learning
  • Skillshare

Tóm lại, việc biết cách chọn thị trường ngách cho khoá học online sẽ giúp bạn dễ dàng tạo nội dung chất lượng và thu hút học viên hơn.

Sau khi đã chọn được ngách, hãy kiên trì với nó, bởi vì bạn thường mất một khoảng thời gian trước khi hàng trăm học viên đăng ký khóa học của bạn. Đó là lý do tại sao Nhung đã nói về đam mê, một nhân tố cực kỳ quan trọng trong hành trình tự do tài chính với khoá học trực tuyến của bạn. Hãy phân tích và lựa chọn sáng suốt, nhưng chính đam mê mới biến bất kỳ kết quả nào thành trải nghiệm quý giá và khiến bạn mạnh mẽ hơn.

Chúc bạn thành công với việc chọn ngách cho khoá học của mình!

Tập hợp các bí quyết cực kỳ hay ho và hữu ích khác giúp bạn kinh doanh khóa học online thành công. Xem ngay!

Share
Khóa học kinh doanh
Đào tạo Online Course và Coaching Skills
The most complete teaching business course you will find!