Dạy Học Online Hub

Bán khóa học online như thế nào? – 9 bước để đạt 20k $

Bán khoá học online
Contents:

Muốn tăng thu nhập bằng kiến thức bản thân mà không biết làm như thế nào? Hãy cùng Dạy Học Online hub xem 9 bước dưới đây để biết cách tạo và bán khóa học nhé.

Tại sao bạn nên tạo và bán khóa học online?

Bởi vì có người cần những kiến thức của bạn, và chả ai chê việc kiếm thêm thu nhập. Ngành dạy học online đang có thị trường cực kỳ rộng mở:

  • Thị trường e-learning dự kiến sẽ trị giá 325 tỷ đô la vào năm 2025.
  • Giáo dục online và dạy học online có doanh thu hơn 46 tỷ đô la vào năm 2018.
  • Mức tiêu thụ khóa học và học trực tuyến trên toàn cầu đã tăng lên đáng kể trong thời kỳ đại dịch và nhiều chuyên gia kỳ vọng nó sẽ tiếp tục.

Bán khóa học có lợi nhuận không? Câu trả lời sẽ là mức lợi nhuận khổng lồ đối với sản phẩm tốt. Cũng như các ngành buôn bán khác, bạn sẽ phải bỏ “vốn”. Tuy nhiên với các ngành khóa học online, thứ bạn bỏ ra phần lớn là thời gian, công sức, kiến thức bản thân chứ không quá nhiều vốn tiền bạc. Một khi đã xây dựng thương thiệu đúng với đối tượng khách hàng, đây sẽ là nguồn thu nhập thụ động lâu dài.

Khóa học online và thương hiệu cá nhân như mũi tên 2 chiều để gia tăng giá trị qua lại. Thương hiệu cá nhân tốt sẽ dễ bán khóa học online, và khóa học online được chào đón sẽ tăng thương hiệu cá nhân của bạn. Khóa học như cầu nối giữa bạn và khách hàng; nơi xây dựng mối quan hệ bền chặt và tạo dựng niềm tin, sự ủng hộ.

Một ưu điểm cực kỳ lớn là bất kỳ ai cũng có thể tạo và bán khóa học online. Những gì bạn cần là lượng kiến thức đầy đủ cho một chủ đề nhất định; niềm đam mê chia sẻ và lan tỏa; một người “thầy” hướng dẫn giúp đỡ bạn đi qua các bước về kỹ năng tạo và bán khóa học online.

Tại sao bạn nên tạo và bán khóa học online
Tại sao bạn nên tạo và bán khóa học online

1. Chọn một chủ đề nhất định để bán khóa học online

42% các doanh nghiệp thất bại vì không có thị trường cho sản phẩm của họ. Nghĩa là thay vì xem thị trường cần gì để tạo sản phẩm, họ lại tạo sản phẩm theo ý thích và khả năng bản thân. Dẫn đến khi ra mắt thị trường thì không ai có nhu cầu mua chúng. Để hiểu rõ các loại khóa học online, hãy xem lý do tại sao khách hàng lại mua chúng:

  • Muốn có kiến thức để thay đổi hoặc bắt đầu nghề nghiệp;
  • Có chứng nhận để tăng cơ hội trong sự nghiệp;
  • Trau dồi kỹ năng, kiến thức;
  • Chuẩn bị cho con đường học vấn;
  • Chỉ đơn giản là muốn học một kỹ năng hoặc cái gì đó mới;

Không có gì quá ngạc nhiên khi các khóa học bán chạy nhất thường liên quan đến nghề nghiệp. Dưới đây là danh sách rút gọn một số môn học trực tuyến hot nhất:

  • Máy tính và Công nghệ thông tin;
  • Kinh doanh và khởi nghiệp;
  • Nghệ thuật và làm đồ thủ công;
  • Health and fitness – Chăm sóc sức khỏe và thể thao;
  • Giáo dục;
  • Viết (có thể được hiểu như viết content, SEO,…);
  • Phong cách sống, phát triển bản thân;
  • Giải trí;
  • Khoa học xã hội;
  • Khoa học và toán.

Các chủ đề rất đa dạng. Bạn nên tìm kiếm hơn một chủ đề trong từng ngành nghề để xem xét.

Ví dụ như ngành nghệ thuật và thủ công mĩ nghệ, bạn có thể tạo bán khóa học online các bước vẽ đơn giản cho người mới bắt đầu; cách vẽ tranh sơn dầu; cách vẽ trên Ipad;… Hay trong ngành công nghệ thông tin (IT) thì bán khóa học lập trình ngôn ngữ python cho người mới bắt đầu; cách làm website chuyên nghiệp;…

Một số mẹo để chọn chủ đề đúng

  • Sau khi lọc một số chủ đề trong ngành nghề bạn dự định bán khóa học online, bạn cần phải tập trung vào một ngách nhất định. Việc chọn chủ đề chung chung đa dạng ngách sẽ khiến bạn có nhiều đối thủ cạnh tranh, không đánh mạnh vào “nỗi đau” hay vấn đề của khách hàng bạn nhắm đến.
  • Ngách càng rõ ràng sẽ giúp bạn truyền đạt kiến thức chuyên môn càng dễ dàng.
  • Chọn nơi mà bạn là chuyên gia. Kiến thức của bạn cần tốt hơn nhiều mức trung bình để tạo một khóa học online. Bạn không cần phải là thiên tài hay có nhiều bằng cấp trong ngách đó. Nhưng kiến thức của bạn đầy đủ và có những nhận định đúng đắn để hướng dẫn khách hàng.
  • Bạn phải biết khách hàng của bạn là ai? Vấn đề của họ là gì? Khóa học của bạn giải quyết vấn đề gì của họ?

Xem thêm đối tượng khách hàng mục tiêu ở đây.

Chọn một chủ đề nhất định để bán khóa học online
Chọn một chủ đề nhất định để bán khóa học online

2. Tạo khóa học online

Và bây giờ chúng ta sẽ tiến vào các bước căn bản cho việc tạo khóa học online. Để có cái nhìn sâu sắc nhất thì bạn cần đọc kỹ các bước bên dưới để tạo một khóa học online..

Hoàn thiện một chủ đề cụ thể

Sau khi chọn một chủ đề cụ thể ở bước 1, bạn cần hoàn thiện nội dung của chủ đề đó.

  • Nội dung bạn truyền tải là gì?
  • Giải thích bằng ngôn từ thích hợp cho từng đối tượng khách hàng của bạn. (Ví dụ như người mới hoàn toàn thì giải thích bằng ngôn ngữ bình dân, người đã có kinh nghiệm thì có thể ngôn ngữ trong ngành,…)
  • Đưa ra ví dụ dễ hiểu, phù hợp vào trình độ đối tượng khách hàng mục tiêu.
  • Hướng dẫn từng bước cho các công đoạn cần sử dụng công cụ. (Ví dụ như khóa kiếm tiền online của Nhung sẽ hướng dẫn làm website như thế nào, viết bài SEO ra sao,… Nếu bạn làm khóa học python cho người mới bắt đầu thì cần hướng dẫn cách cài phần mềm để code, cách sử dụng,…)
  • Đính kèm các tài liệu liên quan tới khóa học. (Ví dụ như khóa học hướng dẫn kinh doanh homestay – E-dulich của Nhung có file tính toán tiềm năng, điểm hòa vốn; chi phí đầu tư; mẫu tin nhắn chăm sóc khách,…

Sử dụng thiết bị phù hợp

Hãy nhớ rằng khách hàng sẽ trả tiền cho khóa học của bạn, vậy nên chất lượng video và nội dung truyền tải phải tốt hơn những vlog trên Youtube nói chung. Để bắt đầu, bạn sẽ cần:

  • Một camera HD tốt.
  • Đèn sáng lighting. Không nhất thiết phải là thiết bị thắp sáng trong studio, dạng đèn tròn mà bạn hay thấy để quay tiktok hay các dạng đèn bàn có ánh sáng tốt là đủ.
  • Phần mềm chỉnh sửa video đơn giản. Ví dụ như Wevideo hay Renderforest. Nếu có kinh nghiệm chỉnh sửa video thì bạn có thể sử dụng Final Cut Pro. Còn chỉ là phầm mềm cắt đơn giản thì Quicktimeplayer là đủ.
  • Nền xanh hoặc khung cảnh đẹp phía sau. Nền xanh cho phép bạn thay đổi hình ảnh bằng các phần mềm chỉnh sửa video. Bạn có thể dùng tấm vải xanh lá căng ra để làm nềm. Tuy nhiên điều này cũng không quá quan trọng. Bạn có thể chọn 1 nơi có nền phía sau gọn gàng xinh xắn, không quá nhiều chi tiết là được.
  • Phụ đề để đọc theo. Một số phần mềm như Teleprompter lite sẽ giúp bạn đọc chữ trên màn hình hay tablet/iPad nhưng vẫn có cảm giác đang nhìn thẳng vào camera.

Hãy cố gắng làm quen nhanh chóng với các thiết bị chuyên nghiệp. Bởi lẽ khóa học sẽ trông chuyên nghiệp và đắt giá hơn khi bạn cho ra một video tốt. Nếu không thể chuẩn bị vậy thì hãy cố gắng sử dụng camera điện thoại xịn, với một chiếc đèn tròn sáng, một phông nền gọn gàng và lấy nội dung chủ đề cũng như phong thái tự tin để tạo ra sản phẩm xứng đáng với giá tiền khách hàng bỏ ra.

Lên đèn, camera, và bắt đầu!

Khi đã có chủ đề, camera, ánh sáng, chúng ta có thể bắt đầu việc quay video.

  • Đặt tấm vải, hoặc màn hình màu xanh lá cây phía sau bạn. Đảm bảo kéo căng tấm vải/màn hình không có nếp nhăn hoặc chảy xệ để tiện chỉnh sửa nền.
  • Sau đó, đặt máy ảnh trên giá ba chân trước mặt và đặt đèn phía sau máy ảnh. Nếu sử dụng điện thoại hay camera laptop hãy chắc rằng camera đủ rõ. Sau khi bạn đã thiết lập studio mini nhỏ của mình, đã đến lúc quay phim.
  • Trước tiên, hãy ghi âm thử để đảm bảo rằng bạn có ngoại hình và âm thanh tốt. Nếu bạn nhìn thấy bất kỳ loại bóng nào trên khuôn mặt hãy điều chỉnh đèn cho phù hợp. Mặc đồ và chỉnh tóc tai gọn gàng. Nên tránh mặc vest đen vì sẽ nhìn giống đa cấp.

Ở những lần đầu tiên thì bạn có thể phải quay nhiều lần để được một video hoàn chỉnh. Hãy chắc chắn rằng nơi bạn quay cực kỳ yên tĩnh, không có điều gì có thể phân tâm bạn, kể cả phía sau máy ảnh. Đừng ngại thất bại cũng như thử lại lần nữa. Bạn có thể cắt và ghép những đoạn clip từ những lần quay khác nhau để đảm bảo mình có sản phẩm tốt nhất thì việc bán khóa học online mới hiểu quả được.

Quay khóa học không quá phức tạp như bạn nghĩ
Quay khóa học không quá phức tạp như bạn nghĩ

3. Chọn nơi để đăng tải và bán khóa học online

Khóa học của bạn sẽ phải lên trực tuyến internet. Bạn có thể sử dụng những platform (nền tảng) về khóa học có sẵn, hoặc tạo website riêng để trông chuyên nghiệp và dễ dàng đánh bóng tên tuổi.

Có ba lựa chọn khi nói đến việc lưu trữ và bán khóa học online của bạn:

  • Một nền tảng khóa học trực tuyến được thiết kế để đáp ứng tất cả các nhu cầu của người tạo khóa học, từ lưu trữ video đến tiếp thị (ví dụ như kajabi.com; teachable.com; ở Việt Nam thì có hoola.vn và websitehoctructuyen.com)
  • Tự lưu trữ – tạo webstie riêng. Thiết lập máy chủ của riêng bạn với một công ty lưu trữ (hosting company) để lưu trữ và bán các khóa học trực tuyến từ trang website của riêng bạn. Mặc dù nó có thể tốn kém và một chút kỹ thuật, nhưng tự lưu trữ cho phép bạn hoàn toàn tự do và quyền lực đối với tài liệu của mình.
  • Một thị trường khóa học trực tuyến. Tùy chọn cuối cùng để lưu trữ là sử dụng nền tảng các khóa học như Udemy, Unica, Udemall hoặc Masterclass. Các nền tảng này tổ chức khóa học của bạn và cho phép bạn tùy chỉnh thương hiệu của mình. Lưu ý rằng các nền tảng này có các quy tắc hạn chế và có thể tính phí tới 50% doanh thu của bạn.

Tại sao bạn nên bán khóa học online trên website riêng chứ không phải nền tảng như Udemy, Unica,…

Nền tảng thị trường khóa học trực tuyến

Bạn có thể hiểu đơn giản việc bán khóa học trên nền tảng thị trường khóa học trực tuyến như việc bạn bán đồ trên Shopee. Nó có sẵn thị trường các khóa học và bạn bỏ khóa của mình lên đó. Các nền tảng thị trường có thể nói đến như Udemy, Unica, Udemall hoặc Masterclass… Bán khóa học online trên này thì sẽ đơn giản hơn, nhưng có một số điều bạn cần để ý dưới đây:

Thuận lợi
  • Dễ sử dụng
  • Không cần marketing nhiều (vì những nền tảng này vốn dĩ đã nổi tiếng)
Bất lợi
  • Mức giá trung bình cho từng khóa học rất thấp.
  • Thực tế chỉ một vài khóa học có người mua cho từng loại danh mục (category).
  • Rất khó để bán các khóa mới kể cả bạn có nhiều sự khác biệt với những khóa đang hiện hành.
  • Khó lòng tăng giá trị thương hiệu.
  • Không có nhiều sự lựa chọn nên phần đa số bán khóa học đơn giản.
  • Có thể tính phí tới 50% doanh thu.
Bán Khoá Học Online Unica
Ví dụ như khóa học dạng marketing trên Facebook của Unica. Trong 4 khóa học đầu tiên, chỉ có một khóa học online là được bán và có review. Bán dạng khóa học đã có trên Unica là điều gần như không thể. Bên cạnh đó mức giá trung bình cho các khóa học thường rất thấp, chỉ tầm 873,000đ.

Website riêng của bạn

Ưu điểm
  • Tạo khóa học giá trị cao với giá bán khóa học online từ 1 đến 100 triệu.
  • Không cần cạnh tranh với giáo viên khác trên cùng 1 website/nền tảng
  • Có thể đi kèm dịch vụ dạy kèm 11 (coaching)
  • Ngoài bán khóa học còn có thể bán các sản phẩm và dịch vụ khác
  • Xây dựng afiliate network.
  • Xây dựng các trang blog (SEO) để tăng lượt hiển thị trên google.
  • Xây dựng thương hiệu cá nhân.
  • Tạo các khóa học sau này mà không cần marketing thêm lần nữa.
  • Và nhiều lợi ích không thể kể hết được.
Nhược điểm
  • Bạn phải tạo tự website – tốn thời gian và đầu tư nghiên cứu.
  • Hoặc bạn phải mua website, dịch vụ setup website – tốn tiền.

(Tuy nhiên với nhiều công cụ plugin hiện nay, việc tạo website là dễ dàng hơn bao giờ hết.)

Kết luận

Bạn nên đầu tư nhiều hơn để tạo website riêng – nơi bạn có thể kiếm tiền và phát triển một cách lâu dài. Với nhiều pluggin, theme của WordPress ngày nay, bạn không cần biết cách lập trình web bài bản. Rất nhiều trang web, blog hướng dẫn làm website và cách vận hành từ a đến z.

4. Quyết định mức giá bạn sẽ bán khóa học online.

Bạn sẽ bán khóa học online bao nhiêu? Đây là câu hỏi không hề dễ cho người mới bắt đầu. Trong các ngành sản xuất thông thường, chúng ta có thể định giá từ giá vốn, từ đối thủ cạnh tranh, từ nhu cầu thị trường. Nếu bạn đã làm lâu năm trong ngành này, thường bạn có thể cảm ứng một mức giá tương đương hợp lý. Tuy nhiên với người mới bắt đầu tham gia ngành sản xuất khóa học, bạn thường không có 1 điểm tựa để định giá. Dần dần bạn sẽ biết rằng thực ra các quy tắc trong sản xuất khóa học cũng không quá khác biệt với sản xuất thông thường.

Khóa học trực tuyến thường giao động từ 5 – 2000$. Với khóa học của những người mới vào thị trường, có thể giao động khúc 50 – 200$. Nếu bạn thắc mắc vậy khi nào sẽ kiếm được 20 ngàn dola như tiêu đề thì hãy chờ mục sau nhé.

Để xác định giá bán khóa học online, bạn có thể xem xét:

  • Số tiền bạn chi tiêu để tạo, lưu trữ và tiếp thị khóa học?
  • Định giá đối thủ cạnh tranh
  • Mức thu nhập của đối tượng mục tiêu của bạn. Bạn dự đoán họ sẵn sàng chi bao nhiêu?

Có 3 cách thanh toán cơ bản khi bán các khóa học trực tuyến:

  • Thanh toán một lần cho quyền truy cập trọn đời vào khóa học (ví dụ như kiếm tiền online hubdạy học online hub)
  • Phí thành viên thấp hơn, định kỳ (ví dụ: thanh toán hàng tuần, tháng, năm như Coursera)
  • Thanh toán nhiều lần hoặc gói thanh toán, trong đó đối tượng có thể phân bổ chi phí một lần cho nhiều lần thanh toán (giống như hình thức trả góp)

Bạn cần đánh giá thị trường để xem xét phương thức cấu trúc thanh toán. Họ có khả năng chi trả chi phí cao không? Hay đó là một nhóm người chỉ sẵn lòng mua với giá rẻ?

Ví dụ như Nhung từng cho phép thanh toán trả góp, ưu đãi sinh viên khi bán khóa học online kiếm tiền online hub. Tuy nhiên, sau một thời gian chạy 2 phương thức đó thì Nhung có thể đánh giá là không hiệu quả. Vì có ưu đãi giá rẻ cho sinh viên mà các bạn ít trân trọng, không coi hay học. Thanh toán trả góp càng gặp vấn đề khi có nhiều người mua rồi để đó, và rồi họ yêu cầu hoàn tiền (không hỗ trợ hoàn tiền 7 ngày cho phương thức trả góp).

Nhung sẽ không đánh giá phương thức này nên hay không nên sử dụng. Điều quan trọng là nó có hợp lý với thị trường và khóa học của mình không.

Có nhiều cách định giá khóa học và cách thanh toán
Có nhiều cách định giá khóa học và cách thanh toán

5. Tăng giá trị (và giá bán) của khóa học

Để tăng giá khóa học thì bạn cần tăng giá trị của nó. Bạn có thể làm vậy bằng cách:

  • Cung cấp tài liệu đính kèm.
  • Thêm các sản phẩm bán thêm.

Cung cấp tài liệu, phần thưởng,… thêm

Những phần “bonus” thưởng thêm cho học viên có thể là:

  • Mối quan hệ với chuyên gia, mối quan hệ với các đối tác tiềm năng, người trong ngành. Bạn có thể làm việc này bằng cách tạo group khóa học, tạo group cộng đồng liên quan tới ngành, hay giới thiệu những group hay cho các học viên trong nội dung học.
  • Cung cấp tài liệu đính kèm như báo cáo, nghiên cứu điển hình, mẫu và các bài học bổ sung.
  • Phần thưởng giới thiệu cho học viên mời một người khác tham gia mua khóa học. Có thể hiểu như đây là một hình thức affiliate marketing; referral bonuses như bạn mời người khác sử dụng Grab, Airbnb, Shopee…

Sản phẩm/dịch vụ thêm khi bán khóa học online

Một trong những cách tốt nhất để tăng thu nhập là cung cấp các sản phẩm bổ sung trong quá trình học tập. Chúng được gọi là hàng bán thêm.

Bán hàng thêm tạo ra một cơ hội mua hàng khác sau khi giao dịch ban đầu kết thúc. Dưới đây là hai cách bán hàng dễ dàng về cơ bản mà mọi người có thể làm với khóa học đầu tiên:

  • Hướng dẫn, huấn luyện riêng (coaching): Bạn có thể cung cấp hướng dẫn trực tiếp qua điện thoại, zoom; hội thảo hàng tháng (webinar); qua email hoặc thậm chí gặp mặt trực tiếp. Hướng dẫn riêng thường có giá khá cao.
  • Đào tạo nhóm trực tiếp. Cung cấp một khóa đào tạo nhóm với các chủ đề thảo luận và giảng dạy chuyên sâu hơn.

Cả hai sản phẩm này đều phải liên quan đến khóa học trực tuyến và hấp dẫn thị trường của bạn.

Các tài liệu đính kèm của khóa học hướng dẫn setup homestay từ A-Z của E-dulich
Các tài liệu đính kèm của khóa học hướng dẫn setup homestay từ A-Z của E-dulich

6. Chạy thử khóa học

Bạn đã dành nhiều thời gian để tạo khóa học. Bây giờ là lúc xem xét khóa học đã sẵn sàng ra mắt học viên chưa. Tại sao cần chạy thử khóa học?

  • Trò chuyện với nhóm khách hàng mục tiêu và điều chỉnh khóa học nếu cần thiết.
  • Khám phá những câu hỏi và nhu cầu quan trọng nhất của khách hàng.
  • Xác định điều thị trường thực sự cần, muốn và sẵn sàng trả tiền.

Bạn có thể có một đợt ra mắt thử bằng cách gửi phiếu voucher dùng thử miễn phí/giá ưu đãi cho một bộ phận nhỏ học viên từ:

  • Danh sách email
  • Người theo dõi trên mạng xã hội
  • Những người bạn và gia đình
  • Trong các sự kiện, event online về ngành của bạn.

Bạn có thể không bán được nhiều khóa học khi ra mắt khóa học ban đầu. Nhưng đừng quá nhùng chí hay buồn, mục tiêu chính của bạn là đánh giá sự quan tâm từ khán giả; kiểm tra xem ý tưởng có khả thi và có giá trị hay không.

Hãy phân tích kết quả từ việc chạy thử nghiệm để cải tiến khóa học cũng như chiến lược tổng thể.

7. Tung ra thị trường và bán khóa học online

Không phải cứ tạo khóa học và tung ra thị trường là có người mua. Bạn cần phải marketing khóa học để gặt hái được thành công. Marketing – hay tiếp thị là cách bạn xây dựng mối quan hệ với khách hàng. Có nhiều mục tiêu, chiến lược khách nhau trong marketing. Song mục tiêu cuối cùng là để tăng doanh thu và tương tác với bạn.

Dưới đây là một số cách để tiếp thị và bán khóa học online:

  • Tạo và tối ưu hóa trang web của bạn. Đây là lý do Nhung luôn khuyến khích học viên và mọi người tạo trang website riêng.
  • Tạo nội dung để marketing. Tạo các bài blog (như thế này) và cố gắng SEO để những người tìm kiếm từ Google tìm thấy bạn. Ngoài ra bạn còn có thể marketing bằng cách tạo nội dung trên Facebook fanpage, group cộng đồng,…
  • ‍Tăng cường sự hiện diện trên mạng xã hội của bạn. Có hàng tỷ người trên mạng xã hội mỗi ngày. Đảm bảo rằng bạn đang thu hút khán giả ở bất kỳ đâu trên mạng xã hội như Facebook, Instagram, Tiktok,… tùy thuộc vào ngành nghề của bạn.
  • ‍Xây dựng danh sách email. Email marketing là một công cụ tiếp thị mạnh mẽ. Bạn có thể xây dựng danh sách email bằng cách sử dụng phương tiện truyền thông xã hội và tạo biểu mẫu trên trang web của mình; tạo Ebook free để thu thập email,…
  • Kết hợp với đối tác. Bất kỳ ngành nào cũng sẽ có đối thủ cạnh tranh và đối tác. Đôi khi, bạn có thể hợp tác với những người nổi tiếng, người có sức ảnh hưởng trong ngành có để bán khóa học của mình. Tiếp cận với những người bạn ngưỡng mộ và xem cách bạn có thể hợp tác theo cách đôi bên cùng có lợi.

Làm thế nào để chọn đúng thị trường để bán khóa học online?

Nếu không chọn đúng thị trường thì dù khóa học hay đến cỡ nào thì bạn cũng sẽ không có nhiều doanh thu.

  • Biết rằng bạn bán khóa học online cho ai? Ví dụ như bạn bán khóa học tiếng Anh nhưng quảng cáo trong group tiếng Hàn thì tỉ lệ chuyển đổi sẽ không cao.
  • Luôn cố gắng tiến tới thị trường lớn nhất có thể. Bạn đạt được 1% trong cộng đồng 300 ngàn người sẽ dễ hơn 10% trong 30 ngàn người.
  • Thị trường càng lớn, cạnh tranh càng cao. Để không mâu thuẫn với vế trên thì bạn hãy đến thị trường lớn, nhưng tập trung vào đối tượng cốt lõi trước, rồi dần lan rộng xa hơn.
  • Luôn linh hoạt phát triển thị trường. Lắng nghe thị trường của bạn lên tiếng để thay đổi nếu cần. Luôn cập nhật data (dữ liệu) mà thị trường đem đến.

Nghe những mục phía trên thì có lẽ hơi mang tính hàn lâm. Nhung sẽ chỉ cho các bạn ví dụ nhỏ bên dưới nhé.

Nhung bán khóa học kiếm tiền online, thị trường Nhung nhắm đến rất là lớn. Vì hầu như ai cũng có thể học được. Tuy nhiên khi mới bắt đầu, Nhung nhắm đến đối tượng sinh viên. Và sau khi nhận thấy đối tượng này không đủ chi phí để trả tiền khóa học. Nghĩa là Nhung đã sai khi đánh giá các bạn sinh viên sẵn lòng trả bao nhiêu tiền.

Sau đó Nhung đã đánh đến đối tượng các bà mẹ bỉm sữa và đã khá thành công ở ngách đó. Rồi Nhung tiến dần đến ngách những người làm công sở, những bạn muốn kiếm việc ngành marketing,… Dần mở rộng thị trường và luôn lắng nghe thị trường lên tiếng để ứng phó nhanh nhạy.

Nhung đánh vào ngách bà mẹ bỉm sữa khi bán khóa học online cách kiếm tiền
Nhung đánh vào ngách bà mẹ bỉm sữa khi bán khóa học online cách kiếm tiền

8. Tạo hành trình mua cho khóa học

Hành trình mua hàng của khách sẽ khác biệt với tùy

  • Tình trạng doanh nghiệp – mới mở, đang phát triển, có danh tiếng,…
  • Tùy đối tượng khách hàng – khách chưa biết đến dạng sản phẩm, khách đã biết nhưng không rành, khách đã hiểu biết,…
  • Độ khó của việc sử dụng – dễ sử dụng nhìn cái là biết, phải có hướng dẫn, phải hướng dẫn chi tiết, phải có người kèm,…

Tuy vậy ta có 3 giai đoạn chính trong hành trình mua của khách hàng:

  • Nhận thức: Khách hàng của bạn biết rằng có một vấn đề. Họ đang bắt đầu tìm kiếm các giải pháp.
  • Cân nhắc: khách hàng của bạn bắt đầu tìm kiếm giải pháp cho vấn đề đó.
  • Quyết định: Mọi người trong thị trường của bạn mua hàng.

Các nỗ lực tiếp thị (marketing) của bạn sẽ giúp hướng dẫn khách hàng tiềm năng thông qua hành trình của khách hàng. Mỗi bước sẽ yêu cầu một loại chiến lược nội dung khác nhau.

Ví dụ về hành trình mua hàng của khách qua các giai đoạn

Khi bạn mới bán quần áo, việc sử dụng quần áo đa số khá đơn giản nên bạn không cần hướng dẫn khách hàng sử dụng. Để đánh vào ngách lẻ, bạn bán trang phục đi tiệc. Khách hàng có vấn đề là: không biết đám cưới chị A thì sẽ mặc đồ gì? Và rồi họ bắt đầu tìm kiếm các shop trên mạng. Shop quần áo của bạn có giá tốt và họ mua.

Đây là lúc bạn cần phải để hình ảnh của mình khắp trang mạng xã hội, như Facebook, reels, Tiktok, Instagram,… để khách hàng biết đến có shop này. Vì chưa có review nên bạn phải có giảm giá để gặt hái những review đầu tiên.

Khi Nhung bán khóa học Dạy Học Online hub thì mọi chuyện khó khăn hơn nhiều. Rất nhiều người không biết rằng họ có thể tạo và bán khóa học online. Từ đó họ không tìm hiểu thứ gì giúp họ tạo khóa học nên không có nhu cầu học Dạy Học Online.

Vậy nên việc đầu tiên của Nhung là phải thay đổi nhận thức, khiến họ biết rằng họ có nhu cầu dạy học người khác. Bạn có thể xem một số bài post trên Facebook của Nhung. Rồi trong quá trình marketing, Nhung phải hướng dẫn người ta mua như thế nào? học như thế nào? (cách sử dụng sản phẩm)… Tạo ra suy nghĩ rằng người ta cũng có thể làm được…

9. Thúc đẩy khách hàng mua và review (đánh giá) khóa học

Đã đến bước này là khi khóa học của bạn đã được ra mắt hoàn chỉnh. Giờ là lúc mình đảm bảo học viên đạt được điều gì đó, có thể thành quả hoặc là kiến thức hữu dụng. Đối với các ngành buôn bán thông thường thì đây là giai đoạn chăm sóc khách hàng sau mua.

Lợi ích của việc làm khách hàng hài lòng:

  • Họ có thể sẽ mua những sản phẩm bán kèm, khóa học khác trong tương lai.
  • Họ sẽ là công cụ marketing cực kỳ tốt cho mối quan hệ xung quanh.
  • Review của học viên là bằng chứng tốt nhất mà những người khách tiềm năng xem xét.

Bạn có thể đảm bảo sự hài lòng của học viên từ mẹo như sau:

  • Tập trung vào trải nghiệm của khách hàng.

Bạn có đang tạo ra một trải nghiệm tích cực và đáng nhớ cho họ không?

Khi bạn đã khởi chạy khóa học của mình, hãy tự mình xem lại cách marketing như 1 khách hàng. Bạn cảm thấy như thế nào? Nó còn thiếu cái gì?

Review của học viên cho khóa Kiếm Tiền Online Hub.
Review của học viên cho khóa Kiếm Tiền Online Hub.
  • ‍ Lập bản đồ hành trình (journey) của học viên bạn.‍

Khi bạn tạo và bán khóa học online của mình, bạn muốn có ý tưởng như thế nào về cách học viên sử dụng. Bạn càng hiểu rõ và ủng hộ hành trình của học viên, họ sẽ càng lan truyền về trải nghiệm của mình.

Theo dõi cách học viên của bạn tương tác với khóa học. Vạch ra hành trình của họ từ đầu đến cuối. Ghi lại những cột mốc quan trọng, chiến thắng nhỏ và thất bại.

  • ‍ Tăng cường một cộng đồng.‍

Khóa học trực tuyến thành công nhất khi một cộng đồng được xây dựng. Đây là nơi học viên có thể tương tác và hỗ trợ lẫn nhau.

Mạng xã hội như Facebook có group, video trực tuyến trên instaram có thể dùng tag #, cũng là tag # trên Twitter của riêng bạn để tối đa hóa mức độ tương tác.‍

  • Khuyến khích học sinh của bạn xem lại nội dung khóa học.‍

Học viên của bạn càng xem lại bài giảng, tài liệu của bạn, họ sẽ càng thu được nhiều giá trị hơn từ nó. Hãy nhớ khuyên học viên xem lại các đề mục cụ thể trong cộng đồng của bạn, trên các cuộc trò chuyện trực tiếp và trong khóa học của bạn.

  • Luôn lắng nghe và cải thiện phản hồi.

Một cách để giúp học viên thành công là lắng nghe họ. Thu thập phản hồi về khóa học của bạn thông qua đánh giá hoặc khảo sát qua email. Sử dụng phản hồi của họ để làm cho khóa học của bạn tốt hơn.

  • ‍Cập nhật liên tục khóa học của bạn.‍

Bạn nên cập nhật khóa học của mình ít nhất mỗi năm một lần. Điều này cho học viên thấy rằng bạn quan tâm đến việc họ có thông tin mới nhất, ngay cả sau khi họ đã mua khóa học của bạn.‍

  • Thêm câu hỏi thường gặp (FAQ).‍

Khi cập nhật khóa học của mình và nhận được phản hồi, bạn có thể bắt đầu nhận thấy các câu hỏi thường được nhân. Tận dụng cơ hội để biến những vấn đề đó thành nội dung của FAQ.

Bằng cách giải quyết các câu hỏi phổ biến nhất, bạn giúp sinh viên dễ dàng tìm thấy sự trợ giúp và giảm thời gian trả lời đơn lẻ.

  • ‍ Theo dõi sự tiến bộ của học sinh.‍

Theo dõi sự tiến bộ của học sinh là điều dễ dàng thực hiện khi bạn mới bắt đầu bán khóa học online. Điều này có thể trở nên khó khăn hơn khi số lượng sinh viên tăng lên.

Chọn hai đến ba học viên để theo dõi. Theo dõi họ trên phương tiện truyền thông xã hội, gửi email cho họ theo thời gian để đăng ký. Đây sẽ là những người giúp bạn tìm ra vấn đề tiềm ẩn theo thời gian của khóa học.

Để biết được rằng Bạn có thể kiếm được bao nhiêu từ dạy học online trong ngành của bạn thì hãy click vào link này này nhé.

Share
Khóa học kinh doanh
Đào tạo Online Course và Coaching Skills
The most complete teaching business course you will find!