Dạy Học Online Hub

11 cách tương tác với học sinh online đã được kiểm nghiệm cực hiệu quả

cách tương tác với học sinh online
Contents:

cách tương tác với học sinh online
Cách tương tác với học sinh online

Chúng ta không thể phủ nhận rằng sự tham gia tích cực trong khóa học online là chìa khóa quan trọng dẫn đến thành công của người học. Khi học viên cảm nhận được ý nghĩa trong quá trình học, có được sự kết nối với những người khác và cảm thấy việc học là một phần của cuộc sống, họ sẽ tiến bộ nhanh chóng hơn rất nhiều.

Vậy làm thế nào để tạo nên một môi trường học online đầy năng lượng, khiến người học cảm thấy mình thực sự “sống” với khóa học?

Cùng khám phá 11 cách tăng tương tác với học sinh đã được kiểm chứng sau đây để biến mỗi buổi học online thành một trải nghiệm đáng nhớ và giúp đem lại hiệu quả thực sự.

1. Khuyến khích sự sáng tạo

câu hỏi mở
Đặt các câu hỏi mở

Đây là một chiến lược giúp tăng cường sự sáng tạo và khả năng tư duy phản biện của học viên. Thay vì chỉ truyền đạt kiến thức một chiều, chúng ta mở ra một không gian thảo luận, nơi mỗi học viên có quyền đưa ra quan điểm, đặt câu hỏi và thách thức những giả định thông thường.

Cách tương tác với học sinh online:

  • Chọn chủ đề cụ thể và đặt các câu hỏi mở: Mục tiêu ở đây là khích lệ học viên suy nghĩ và có cái nhìn sâu rộng, không bị giới hạn bởi lựa chọn đáp án đúng/sai.
  • Tạo không gian thảo luận: Sử dụng các nền tảng trực tuyến như diễn đàn, nhóm thảo luận, hoặc phần bình luận để mọi người có thể đóng góp ý kiến.
  • Hướng dẫn nhưng không định hướng: Người dạy sẽ đóng vai trò là người hướng dẫn, đưa ra gợi ý khi cần thiết, nhưng tránh có sự chỉ đạo quá mức để giữ cho cuộc thảo luận được diễn ra tự nhiên và sáng tạo nhất có thể.

Ví dụ thực tế:

  • Trong một khóa học kỹ năng giao tiếp:
    • Bạn có thể đặt câu hỏi mở như: “Bạn sẽ xử lý như thế nào nếu đồng nghiệp không đồng tình với ý kiến của bạn?”
    • Học viên có thể chia sẻ các kinh nghiệm thực tế từ môi trường làm việc của mình, các phản ứng trực quan và cả giải pháp mà họ từng áp dụng.
  • Khóa học về kỹ năng tiếp thị (marketing):
    • Bạn có thể đặt câu hỏi mở kiểu như: “Bạn sẽ có cách tiếp cận như thế nào nếu khách hàng mục tiêu của bạn là Gen Z?”.
    • Học viên có thể đưa ra các chiến dịch quảng cáo thực tế mà họ yêu thích và cảm thấy phù hợp với đối tượng mục tiêu này, sau đó cùng thảo luận về những gì thu hút họ và tại sao, v.v.

Với việc khuyến khích sự trao đổi, thảo luận một cách sáng tạo, cởi mở giúp cho các học viên không chỉ học mà họ còn được trải nghiệm, thách thức và phát triển tư duy cực tốt trong mỗi buổi học.

2. Xây dựng kho kiến thức

xây dựng kiến thức
Cùng học viên xây dựng kho kiến thức

Nếu bạn đang tìm một cách tương tác với học sinh online thú vị thì hãy thử phương pháp xây dựng “Kho kiến thức” – nơi học sinh cùng nhau chia sẻ và tìm hiểu về một chủ đề cụ thể.

Giả sử, bạn muốn hướng dẫn học viên về “Cách xây dựng chiến dịch Social Media cho Fanpage Facebook” thì thay vì chỉ giảng dạy một cách đơn thuần, tại sao bạn không thử để học viên tự mình nghiên cứu, tìm hiểu cách áp dụng cho từng sản phẩm riêng biệt? Sau đó, họ có thể trình bày phần nghiên cứu của mình qua bài viết, video hay bất kỳ hình thức nào khác.

Điểm nổi bật ở đây là việc họ tự giải thích và phân tích lý do lựa chọn nguồn thông tin, làm cho buổi học trở nên thú vị và đầy sáng tạo hơn.

Qua mỗi tuần hay mỗi bài học, kho tài nguyên của lớp sẽ ngày càng phong phú và đa dạng, khám phá được nhiều khía cạnh khác nhau của mỗi chủ đề. Điều này giúp học sinh không chỉ tiếp cận kiến thức từ bạn hay sách giáo trình mà còn mở rộng hiểu biết từ nhiều nguồn tham khảo khác nhau, đồng thời tăng cường sự tham gia và sự sáng tạo trong quá trình học.

Đọc thêm: Tổng quan về các công cụ hỗ trợ dạy học trực tuyến và cách lựa chọn phù hợp

3. Các dự án nhóm

dự án nhóm
Các dự án nhóm

Nếu bạn đang tìm kiếm một cách tương tác với học sinh online thì hãy thử ngay với “Các dự án nhóm”!

Làm việc nhóm không chỉ là việc hợp tác để “xong” một bài tập hay nhiệm vụ mà ở đó, người học còn có cơ hội rèn luyện và phát triển những kỹ năng thực sự quý giá.

Đầu tiên, họ sẽ nâng cao kỹ năng giao tiếp – biết cách nói để người khác hiểu và nghe để thấu hiểu người khác. Điều này giúp họ trở nên linh hoạt và thích nghi tốt hơn trong môi trường làm việc đa dạng.

Không dừng lại ở đó, qua mỗi dự án, họ cũng học được tầm quan trọng của việc tôn trọng và hiểu người khác. Mỗi người trong nhóm đều có những “sở trường” và “sở đoản” riêng, và họ cần biết cách kết hợp để tạo nên một sản phẩm hoàn hảo.

Còn gì tuyệt vời hơn khi thấy học viên của mình thảo luận tích cực, phân tích vấn đề từ nhiều góc độ và cùng nhau tìm ra giải pháp? Làm việc nhóm không chỉ giúp họ hiểu thêm về nội dung học, mà còn giúp họ hiểu rõ hơn về bản thân và những người xung quanh mình.

Nếu bạn muốn mang đến một trải nghiệm học online phong phú và ý nghĩa, “Các dự án nhóm” chắc chắn là một lựa chọn đáng thử!

4. Tạo album ảnh hài hước

album ảnh hài hước
Tạo album ảnh hài hước

Khi dạy học online, bạn đã từng nghĩ đến việc kết hợp giáo dục và giải trí với nhau chưa? Để mang đến cho học viên những giờ học sinh động, hãy cùng họ xây dựng một album ảnh hài hước, phản ánh những nội dung đã được học. Không chỉ dừng lại ở việc tạo ra một bộ sưu tập kiến thức, đây còn là nơi để những hình ảnh, meme và tranh vui đem lại sự thú vị và mới mẻ cho bài giảng.

Ví dụ, trong một bài học về chiến lược “Xây dựng thương hiệu”, bạn có thể yêu cầu học viên tìm kiếm và thu thập những hình ảnh hoặc quảng cáo có sử dụng những chiêu trò hài hước để tạo ấn tượng cho thương hiệu. Có thể là một quảng cáo nước ngọt với biểu cảm hài hước của một người nổi tiếng, hoặc là một bộ tranh biếm họa về việc các thương hiệu lớn “cạnh tranh” với nhau thông qua hình ảnh và khẩu hiệu, v.v.

Vậy nên, khi dạy học online, hãy nhớ rằng việc học không chỉ giới hạn trong việc đọc sách và ghi nhớ. Sự sáng tạo và tính hài hước là những yếu tố giúp tăng cường sự hứng thú và tương tác trong lớp học. Đôi khi, những ý tưởng vui nhộn và thú vị lại là nguồn cảm hứng lớn cho việc học tập đầy ý nghĩa.

Đọc thêm: Dạy học online kiếm tiền: 5 điều cơ bản bạn nhất định phải biết

5. Phương pháp đọc hiểu Jigsaw

đọc hiểu jigsaw
Phương pháp đọc hiểu Jigsaw

Chắc hẳn trong mỗi chúng ta không ai là không biết đến trò chơi xếp hình, trong đó mỗi mảnh ghép khi được ghép lại sẽ tạo nên một bức tranh hoàn chỉnh. Giờ hãy tưởng tượng, nếu bài giảng của bạn giống như một bức tranh, thì “Phương pháp đọc hiểu Jigsaw” chính là cách biến hóa bức tranh ấy thành một trải nghiệm thú vị cho học sinh.

Thay vì cả lớp cùng ngồi nghe giảng một bài dài ơi là dài, hãy chia nó thành từng phần nhỏ, giao cho mỗi học sinh một phần. Họ sẽ tự đọc, tìm hiểu, và sau đó chia sẻ với cả lớp những gì họ đã hiểu. Bạn có thể áp dụng phương pháp này với Zoom hay bất cứ ứng dụng nào mà bạn đang sử dụng, người học sẽ không chỉ hòa mình vào nội dung đã tự nghiên cứu mà còn lắng nghe tích cực và tập trung học hỏi tư duy phân tích của những thành viên khác.

Và bằng cách này, cuối buổi học, chúng ta sẽ có một “bức tranh” đầy đủ từ những “mảnh ghép” kiến thức mà mỗi học viên mang lại. Phương pháp đọc hiểu Jigsaw thực sự là một cách sáng tạo để dạy và học online. Hãy thử ngay để thấy sự khác biệt nhé!

6. Vẽ sơ đồ tư duy

sơ đồ tư duy
Vẽ sơ đồ tư duy

Nếu bạn đang tìm kiếm một phương pháp mới mẻ để dạy online, hãy thử áp dụng phương thức cùng nhau vẽ sơ đồ tư duy trong lớp học của mình . Sơ đồ tư duy không chỉ là công cụ tổ chức ý tưởng một cách rõ ràng mà còn giúp tăng cường tương tác giữa giáo viên và học sinh.

Thường thì việc vẽ sơ đồ tư duy được thực hiện một cách cá nhân trên các công cụ như Mindmup, Mindmeister hay chỉ đơn giản là trên giấy. Tuy nhiên, với sự phát triển của công nghệ, chúng ta giờ đây có thể cùng nhau tạo nên một bức tranh tư duy online, sử dụng các ứng dụng như GitMind hoặc GroupMap.

Hãy tưởng tượng, bạn đang dạy về chiến lược kinh doanh online cho sản phẩm Hoa khô. Mỗi học sinh trong lớp đều có một nhiệm vụ khác nhau như tiếp thị, quảng cáo, nghiên cứu thị trường, và quản lý sản phẩm, v.v.

Bằng việc vẽ sơ đồ tư duy cùng nhau, mỗi học sinh sẽ phác họa phần họ phụ trách, đồng thời đóng góp ý kiến cho những phần của các học viên khác. Điều này không chỉ giúp mọi người thấy rõ vai trò và trách nhiệm của mình, mà còn giúp tăng cường tinh thần làm việc nhóm và tạo sự gắn kết trong lớp học.

Khi lựa chọn phương pháp này, bạn không chỉ truyền đạt kiến thức, mà còn giúp học sinh phát triển kỹ năng làm việc nhóm và tư duy phản biện cực kỳ tốt.

Đọc thêm: Quảng cáo khóa học online: 10 lỗi thường gặp và cách khắc phục

7. Học hỏi từ người khác

học hỏi từ người khác
Học hỏi từ người khác

Bạn muốn mỗi buổi học online của mình trở thành một trải nghiệm đáng nhớ, không chỉ là việc truyền đạt kiến thức đơn thuần? Vậy thì hãy thử nghiệm ngay phương pháp này.

Mỗi học viên không chỉ là một người học mà còn là một “giám khảo” cực có tâm mà có thể bạn ít khi nghĩ đến.

Bạn có thể áp dụng phương pháp này thông qua các phần mềm dạy học trực tuyến phổ biến như Edmodo, Moodle, Canvas hoặc các dịch vụ họp trực tuyến như Zoom và Google Meet.

Còn nếu bạn muốn tăng cường khả năng tương tác và đánh giá, bạn có thể tham khảo các ứng dụng hữu ích như Classkick và Kritik. Chúng giúp học viên dễ dàng thảo luận và đánh giá công việc của nhau một cách đơn giản và cực kỳ thú vị.

Những lợi ích không thể bỏ qua từ việc lắng nghe đánh giá từ bạn học:

  • Tự tin và linh hoạt: Giúp học viên tự tin điều chỉnh và quản lý quá trình học tập của mình.
  • Kỹ năng phản hồi: Nâng cao khả năng đánh giá và phản hồi của họ.
  • Tương tác và chia sẻ: Khuyến khích việc mở lòng trao đổi, chia sẻ và học hỏi trong lớp học .
  • Hiểu sâu hơn: Tăng cường sự hiểu biết và nhận định về từng bài học.

Có thể bạn sẽ lo sợ khi nghĩ về việc để học viên đánh giá lẫn nhau – liệu họ có đủ khách quan hay không? Tuy nhiên, đừng quá lo lắng! Với sự hướng dẫn rõ ràng từ bạn, học viên có thể trở thành những nhà phê bình sắc sảo và khách quan, giúp cả lớp cùng nhau tiến bộ từng ngày.

8. Áp dụng phương pháp SCAMPER

scamper
Phương pháp SCAMPER

Nếu bạn đang tìm kiếm một phương pháp giảng dạy online sáng tạo và hiệu quả, thì đừng bỏ qua phương pháp SCAMPER này. Đây không chỉ là một công cụ, mà là chiến lược giúp bạn phát triển tư duy và tạo ra những ý tưởng mới mẻ cho các dự án giảng dạy của mình.

SCAMPER là viết tắt của 7 từ tiếng Anh, mỗi từ giúp bạn nhìn nhận và đặt câu hỏi về một góc độ hoặc phương pháp tiếp cận cụ thể:

  • Substitute (Thay thế): Có phần nào trong khóa học/bài giảng cần thay đổi không?
  • Combine (Kết hợp): Liệu có thể kết hợp hai chủ đề giảng dạy lại với nhau?
  • Adapt (Thích ứng): Làm sao để điều chỉnh bài giảng/khóa học phù hợp với lứa tuổi hoặc nhu cầu học tập cụ thể của học viên?
  • Modify (Chỉnh sửa): Bạn có thể thêm hoặc giảm bớt phần nào của bài giảng/khóa học để nó trở nên hiệu quả hơn?
  • Put to another use (Sử dụng cho mục đích khác): Bài giảng/khóa học này có thể áp dụng cho một công việc/nhu cầu hoặc đối tượng khách hàng khác không?
  • Eliminate (Loại bỏ): Phần nào của bài giảng/khóa học không cần thiết và có thể bỏ đi?
  • Rearrange (Sắp xếp lại): Thứ tự của bài giảng/khóa học có thể điều chỉnh sao cho hợp lý và dễ hiểu hơn?

Việc áp dụng SCAMPER không chỉ giúp bạn tạo ra những bài giảng độc đáo, mà còn mở rộng tầm nhìn và tư duy sáng tạo trong việc giảng dạy. Hãy thử và cảm nhận sự mới mẻ mà nó mang lại cho lớp học online của bạn!

Làm thế nào để biến kinh nghiệm của bạn thành một chương trình dạy học online hấp dẫn học viên? Khám phá ngay!

9. Blog và mạng xã hội

kết nối online
Blog & mạng xã hội

Trong quá trình học, việc tự suy ngẫm và chia sẻ trải nghiệm của mình không chỉ giúp người học hiểu sâu hơn về bài học mà còn khích lệ sự tương tác và thảo luận với những học viên khác. Với mục tiêu đó, bạn đã từng nghĩ tới việc sử dụng blog và mạng xã hội như công cụ hỗ trợ giảng dạy cho mình chưa?

Blog và các nhóm riêng tư trên Zalo, Facebook không chỉ là nơi trao đổi thông tin. Chúng có thể trở thành nơi bạn tạo ra một cộng đồng học tập sôi nổi.

Bạn có thể tạo ra một không gian trên blog hay các group học viên cho họ thảo luận, đặt câu hỏi, và chia sẻ tài nguyên học tập với nhau. Đồng thời, việc này có thể giúp mọi người cảm thấy gần gũi, kết nối mỗi ngày, từ việc giải đáp thắc mắc cho tới việc chia sẻ những phút giây vui vẻ, hứng thú trong quá trình học.

Bạn sẽ thực sự tạo nên một sự khác biệt cực kỳ LỚN so với những người làm giáo dục online khác nếu biết cách làm tốt mẹo hay ho này!

Nhưng đừng quên, việc bảo mật thông tin trong những nhóm này cũng rất quan trọng. Hãy đảm bảo rằng mọi thông tin chia sẻ chỉ dành riêng cho cộng đồng học viên của bạn.

10. Phương pháp Pecha Kucha

Pecha Kucha
Phương pháp Pecha Kucha

Nếu bạn đang tìm kiếm một phương pháp dạy học online mới mẻ và hiệu quả, Pecha Kucha chắc chắn là lựa chọn không thể bỏ qua. Lý do là bởi:

  • Ngắn gọn, súc tích: Trong thế giới online nơi mọi thứ diễn ra nhanh chóng, việc giữ cho học viên luôn tập trung không phải là điều dễ dàng. Với Pecha Kucha, mỗi slide chỉ kéo dài 20 giây, giúp bài giảng trở nên súc tích và không làm mất sự chú ý của người học. Quá ổn áp đúng không?
  • Tập trung vào hình ảnh: Thay vì dùng nhiều văn bản, Pecha Kucha khuyến khích việc sử dụng hình ảnh, giúp tạo ra những buổi học sinh động và dễ nhớ hơn.
  • Phát triển tư duy sáng tạo: Khi phải tóm tắt thông tin và truyền đạt trong khoảng thời gian ngắn, người giảng dạy và học viên sẽ phải suy nghĩ một cách sáng tạo hơn, đồng thời biết cách chọn lọc và truyền đạt những ý chính quan trọng nhất.
  • Tăng cường sự tự tin: Việc thuyết trình một cách ngắn gọn và súc tích đòi hỏi người giảng dạy phải tự tin và rõ ràng. Điều này giúp họ phát triển và mài dũa kỹ năng thuyết trình của mình.
  • Thích hợp cho mọi đối tượng: Dù bạn đang dạy một chủ đề khoa học, nghệ thuật hay xã hội, Pecha Kucha đều có thể áp dụng một cách linh hoạt.

Vậy nên, nếu bạn đang muốn thay đổi phong cách giảng dạy của mình, tạo ra những buổi học online đầy sáng tạo và hiệu quả, hãy thử nghiệm với phương pháp Pecha Kucha. Chắc chắn bạn và học viên của mình sẽ có những trải nghiệm thú vị!

Đọc thêm: Làm sao để tạo các khóa học online

11. Kết nối với Chuyên gia

kết nối với chuyên gia
Kết nối với Chuyên gia

Khi nói về việc giảng dạy online, nhiều giáo viên thường tập trung vào việc cung cấp tài liệu và nội dung qua sách, slide hay video. Tuy nhiên, một trong những phương pháp có thể tạo nên sự khác biệt và mang lại dấu ấn sâu đậm trong tâm trí học viên là sự có mặt của những khách mời đặc biệt. Bởi:

  • Tương tác trực tiếp với những chuyên gia giàu kinh nghiệm giúp học viên không chỉ được giải đáp các thắc mắc của mình một cách sâu sắc mà còn tăng cường tinh thần tham gia học tập và tư duy sáng tạo của học viên.
  • Trải nghiệm thực tế: Các chuyên gia là những người có thâm niên “chinh chiến” trong lĩnh vực của mình nên mỗi lời chia sẻ, ví dụ hay phong cách truyền đạt của các chuyên gia đều mang đến cho học viên một góc nhìn sâu sắc và trực quan. Điều này giúp họ nắm bắt kiến thức dễ dàng hơn so với việc chỉ thông qua sách hay video.
  • Gia tăng sự hứng thú: Sự xuất hiện của một khách mời đặc biệt thường tạo ra sự tò mò, kích thích sự chú ý của học viên. Điều này giúp họ tập trung hơn và hứng thú hơn trong suốt buổi học.
  • Hiểu sâu hơn: Thay vì chỉ tiếp xúc với kiến thức thông qua lời giảng của giáo viên, học viên có cơ hội tiếp cận nhiều góc nhìn, phân tích sâu rộng từ các chuyên gia, giúp họ hiểu biết sâu hơn về chủ đề mình đang tìm hiểu.

Vì vậy, trong quá trình giảng dạy online, việc tích cực mời gọi và kết nối với những khách mời đặc biệt sẽ là một chiến lược giáo dục đột phá, giúp nâng tầm chất lượng buổi học và mang đến trải nghiệm độc đáo cho học viên của bạn.

Trên tất cả, mục tiêu cuối cùng là tạo ra một môi trường học tập năng động, sáng tạo và thú vị, nơi mỗi buổi học trở thành một trải nghiệm đáng nhớ và giá trị.

Một số lưu ý cho việc dạy học online

lưu ý
Một số lưu ý cho việc dạy online

Dạy online hiện nay đã phát triển với nhiều hình thức đa dạng, từ những lớp học trực tiếp qua video call đến các khóa học được quay sẵn cho phép học viên tự do lựa chọn thời gian phù hợp để hoàn thành khóa học. Dưới đây là một số lưu ý mà bạn nên lưu ý để việc dạy học online của bạn chất lượng và hiệu quả hơn:

Tùy biến phương pháp đánh giá:

  • Với lớp học qua Zoom hay Google Meet: Khuyến khích tương tác, thảo luận và giải đáp thắc mắc ngay lập tức.
  • Với khóa học online quay sẵn: Tích hợp bài tập, kiểm tra nhỏ giữa các bài giảng để học viên tự đánh giá và củng cố kiến thức.

Kết nối kiến thức với thực tế

Dù là dạy online trực tiếp hay qua video quay sẵn, việc đưa ra ví dụ thực tế, tình huống gần gũi với cuộc sống giúp kiến thức trở nên sinh động và dễ nhớ hơn.

Tạo cơ hội tương tác

  • Lớp học online trực tiếp: Tận dụng lợi thế của việc có thể trao đổi trực tiếp với học viên.
  • Khóa học quay sẵn: Tích hợp phần bình luận hoặc diễn đàn/nhóm thảo luận, nơi học viên có thể đặt câu hỏi và trao đổi với nhau.

Tổ chức nội dung khoa học

Khi bạn soạn nội dung cho khóa học đã quay sẵn, hãy bố trí theo trình tự logic, từ những kiến thức cơ bản đến phức tạp. Điều này không chỉ giúp học viên dễ tiếp thu mà còn tránh tình trạng họ cảm thấy mất hứng khi gặp khó khăn trong quá trình học.

Đặc biệt bạn có thể đính kèm các tài liệu hỗ trợ bằng file pdf, google docs hay google sheet để giúp người học dễ dàng áp dụng và thực hành.

Hỗ trợ học viên

Để khóa học online thực sự hiệu quả, dù ở hình thức nào, việc hỗ trợ học viên khi họ gặp khó khăn hay có thắc mắc là vô cùng quan trọng. Vì vậy hãy lưu ý đến điều này và tạo ra những cách thức hỗ trợ phù hợp với việc dạy online của bạn nhé.

Tóm lại, mỗi cách tương tác với học sinh online không chỉ mở ra một trải nghiệm giáo dục mới mẻ mà còn tạo ra một môi trường học tập sáng tạo và đầy hứng thú. Với 11 gợi ý mà mình đã chia sẻ, hy vọng bạn sẽ tạo nên những buổi học online đáng nhớ và đầy cảm hứng cho học viên của mình!

Tập hợp các bí quyết cực kỳ hay ho và hữu ích khác giúp bạn kinh doanh khóa học online thành công. Xem ngay!

Share
Khóa học kinh doanh
Đào tạo Online Course và Coaching Skills
The most complete teaching business course you will find!